Lý thuyết Một số dao động điều hoà thường gặp (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Vật Lí 11

3.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Bài 2: Một số dao động điều hoà thường gặp sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11.

Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Bài 2: Một số dao động điều hoà thường gặp

A. Lý thuyết Một số dao động điều hoà thường gặp

I. Con lắc đơn

1. Cấu tạo của con lắc đơn

- Gồm: một vật nhỏ, khối lượng m, treo ở đầu một sợi dây mảnh hoặc một thanh nhẹ không giãn có chiều dài l

 Lý thuyết Một số dao động điều hoà thường gặp (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 1)

2. Chu kì của con lắc đơn

- Chu kì dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào biên độ dao động mà chỉ phụ thuộc vào chiều dài dây treo và gia tốc rơi tự do tại nơi treo con lắc

T=2πlg

Trong đó: l là chiều dài dây treo (m)

g là gia tốc rơi tự do tại nơi treo con lắc (m/s2)

T là chu kì dao động của con lắc (s)

II. Con lắc lò xo

1. Cấu tạo của con lắc lò xo

- Con lắc lò xo là một hệ dao động gồm: vật nhỏ khối lượng m gắn vào đầu một lò xo có độ cứng k, khối lượng không đáng kể, đầu kia của lò xo được giữ cố định

- Vị trí cân bằng là vị trí hợp lực tác dụng lên vật bằng 0

2. Chu kì của con lắc lò xo

- Dao động của con lắc lò xo là dao động điều hòa với chu kì được tính bằng

T=2πmk

Trong đó: k là độ cứng của lò xo (N/m)

m là khối lượng của vật gắn với lò xo (kg)

T là chu kì dao động của con lắc (s)

Sơ đồ tư duy về “Một số dao động điều hòa thường gặp”

Lý thuyết Một số dao động điều hoà thường gặp (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 2)

B. Trắc nghiệm Một số dao động điều hoà thường gặp

Câu 1: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ2cm.Vật nhỏ của con lắc có khối lượng 100gam,lò xo có độ cứng 100 N/m.Khi vật nhỏ có vận tốc 1010cm/sthì gia tốc của nó có độ lớn là

A. 4 m/s2.

B. 10 m/s2.

C. 2 m/s2.

D. 5 m/s2.

Ta có  ω=km=1010 rad/svmax=ω.A=1020 cm/s

v=vmax22x=A22a=ω2A22=1000cm/s2=10m/s2

Câu 2: Một con lắc lò xo gồm lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứngk = 100 N/m, khối lượng của vật nặng m = 1 kg. Kéo vật khỏi vị trí cân bằng x = 3 cm và truyền cho vật vận tốc v = 30 cm/s theo chiều dương. Chọn t = 0 là lúc vật bắt đầu chuyển động. Phương trình dao động của vật là

A. x=32cos10t+π4cm.

B. x=32cos10t+π3cm.

C. x=32cos10t+3π4cm.

D. x=32cos10tπ4cm.

+ Tần số góc của dao động ω=km=10 rad/s.

Biên độ dao động A=x02+v0ω2=32+30102=32cm.

+ Ban đầu vật ở li độ x=22A=3cmvà chuyển động theo chiều dương φ0=π4

Phương trình dao động x=32cos10tπ4cm.

Đáp án đúng là D

Câu 3: Một con lắc đơn có chiều dài 121 cm dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy π2=10.Chu kì dao động của con lắc là

A. 0,5 s.

B. 2 s.

C. 1 s.

D. 2,2 s.

Ta có T=2πlg=210.1,2110=2,2s.

Đáp án đúng là D

Câu 4: Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s, một con lắc đơn và một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với cùng tần số. Biết con lắc đơn có chiều dài 49 cm và lò xo có độ cứng 10 N/m. Khối lượng vật nhỏ của con lắc lò xo là

A. 0,125 kg.

B. 0,500 kg.

C. 0,750 kg.

D. 0,250 kg.

Ta có  ω1=kmω2=gl. Khi đó ω1=ω2km=glm=0,5kg.

Đáp án đúng là B

Câu 5: Một con lắc đơn có chiều dài l=64cm dao động điều hòa tại một nơi có gia tốc trọng trường là g=π2m/s2. Con lắc thực hiện được bao nhiêu dao động trong thời gian là 12 phút?

A. 250.

B. 400.

C. 500.

D. 450.

Ta có T=2πlg=2π0,64π2=1,6s.

Trong thời gian 3 phút vật thực hiện được số dao động là N=tT=12.601,6=450 dao động.

Đáp án đúng là D

Câu 6: Khi gắn vật nặng có khối lượng m1 = 0,9 kg vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, hệ dao động điều hòa với chu kì Τ1=1,5s. Khi gắn một vật khác có khối lượng m2 vào lò xo thì hệ dao động với chu kì Τ2=0,5s. Khối lượng m2 bằng

A. m2 = 0,1 kg.

B. m2 = 0,3 kg.

C. m2 = 8,1 kg.

D. m2 = 2,7 kg.

Ta có Τ1Τ2=m1m2=1,50,5=3m2=m19=0,1kg.

Đáp án đúng là A

Câu 7: Con lắc lò xo gồm lò xo k và vật m, dao động điều hòa với tần số f = 1,5 Hz. Muốn tần số dao động của con lắc là f'=0,75Hz thì khối lượng của vật m' phải là

A. m'=2m.

B. m'=3m.

C. m'=4m.

D. m'=5m.

Ta có

ff'=m'm=2m'=4m.

Đáp án đúng là C

Câu 8: Trong dao động điều hòa của một con lắc lò xo, nếu giảm khối lượng của vật nặng đi 4 lần thì chu kì của con lắc lò xo sẽ

A. tăng 4 lần.

B. tăng 16 lần.

C. giảm 2 lần.

D. giảm 16 lần.

Ta có Τ=2πmk. Khi m'=m4Τ'=2πm4k=Τ2.

Đáp án đúng là C

Câu 9: Một con lắc lò xo có vật nặng 400 gam dao động điều hòa. Vật thực hiện được 50 dao động trong thời gian 20 s. Lấy π2=10.Độ cứng của lò xo là

A. 50 N/ m.

B. 100 N/ m.

C. 150 N/ m.

D. 200 N/ m.

Ta có Τ=2050=0,4=2πmk=210.0,4kk=100N/ m.

Đáp án đúng là B

Câu 10: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 20 N/ m và vật nhỏ có khối lượng m = 0,2 kg. Khi vật dao động điều hòa, tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của vật lần lượt là 20 cm/s và 23cm/s2.Biên độ dao động của vật là

A. 4 cm.

B. 42cm.

C. 43cm.

D. 8 cm.

Ta có ω=km=10rad / s.

Lại có:

avvvmax2+aamax2=1A2=a2ω4+v2ω2=23.10021002+202100=42A=4cm.

Đáp án đúng là A

Câu 11: Một con lắc đơn có chu kỳ dao động điều hòa là T. Khi giảm chiều dài con lắc 10 cm thì chu kỳ dao động của con lắc biến thiên 0,1 s. Chu kỳ dao động T ban đầu của con lắc là

A. T = 1,9 s.

B. T = 1,95 s.

C. T = 2,05 s.

D. T = 2 s.

Ta có:

2πlg2πl0,1g=0,1ll0,1=0,12πg=0,05l=1,05T=2,05s.

Đáp án đúng là C

Câu 12: Hai con lắc đơn có chiều dài hơn kém nhau 22cm,đặt ở cùng một nơi. Người ta thấy rằng trong cùng một khoảng thời gian Δt,con lắc thứ nhất thực hiện được 30dao động, con lắc thứ hai được 36dao động. Chiều dài của các con lắc là

A. 72cm và 50cm.

B. 50cm và 72cm.

C. 44cm và 22cm.

D. 132cm và 110cm.

Ta có  2πl1g=T1=Δt302πl2g=T2=Δt36l1l2=36301

Từ giải thiết chiều dài hơn kém nhau 22 cm và (1), ta có l1=l2+222

Giải hệ (1), (2) ta được l1=72cm,l2=50cm.

Đáp án đúng là A

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Dao động điều hoà

Lý thuyết Bài 2: Một số dao động điều hoà thường gặp

Lý thuyết Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hoà

Lý thuyết Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng

Lý thuyết Bài 1: Mô tả sóng

Lý thuyết Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

Đánh giá

0

0 đánh giá