Lý thuyết Dao động điều hoà (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Vật Lí 11

5.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Bài 1: Dao động điều hoà sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11.

Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Bài 1: Dao động điều hoà

A. Lý thuyết Dao động điều hoà

I. Dao động

1. Dao động

- Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động

2. Dao động tự do

- Vật dao động với biên độ và tần số riếng (kí hiệu là f0) không đổi gọi là dao động tự do

3. Biên độ, chu kì, tần số của dao động

- Độ lớn cực đại của độ dịch chuyển (độ lớn cực đại của li độ) được gọi là biên độ dao động, kí hiệu A

- Khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động được gọi là chu kì của dao động, kí hiệu là T, đơn vị: giây (s)

- Số dao động thực hiện được trong một giâu được gọi là tần số của dao động, kí hiệu là f, đơn vị: Hertz (Hz)

II. Dao động điều hòa

1. Định nghĩa

- Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hoặc sin) của thời gian

- Phương trình của dao động điều hòa: x=Acos(ωt+φ)

2. Tần số góc

ω=2πT=2πfđược gọi là tần số góc của dao động, đơn vị: radian trên giây (rad/s)

3. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa

- Biểu thức của vận tốc và gia tốc lần lượt là:

v=ωAsin(ωt+φ)

a=ω2Acos(ωt+φ)

- Vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa cũng biến thiên theo quy luật hàm số sin (côsin) cùng chu kì T của li độ

- Mối liên hệ giữa gia tốc và li độ của vật dao động điều hòa: a=ω2x

- Ở vị trí biên (x=±A): v=0; a=∓amax=∓ω2A

- Ở vị trí cân bằng (x=0): v=± vmax=±ωA; a=0

4. Pha của dao động và độ lệch pha

a. Pha của dao động

- Pha của dao động tại một thời điểm được tính bằng số phần đã thực hiện của một chu kì, kể từ khi bắt đầu chu kì đó, được đo bằng đơn vị radian

- (ωt+φ) là pha dao động của dao động điều hòa tại thời điểm t

- Tại t=0, pha của dao động là φ, do đó φ là pha ban đầu của dao động

b. Dao động cùng pha

- Tại mỗi thời điểm, hai vật dao động đều có trạng thái giống nhau

c. Dao động lệch pha

- Độ lệch pha của hai vật dao động không đổi khi chúng dao động, luôn ứng với một phần của chu kì, tức là bằng ΔtT

Sơ đồ tư duy về “Dao động điều hòa”

Lý thuyết Mô tả dao động (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Dao động điều hoà

Câu 1. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo có chiều dài 10 cm. Biên độ của dao động là

A. 10 cm.

B. 5 cm.

C. 2,5 cm.

D. 1,125 cm.

Biên độ của dao động là: A=L2=102=5(cm).

Đáp án đúng là: B

Câu 2: Một vật dao động điều hòa với tần số góc bằng 2πrad/s trên quỹ đạo dài 8 cm. Biết pha ban đầu của dao động là π3rad. Li độ của vật ở thời điểm t = 0,25 s kể từ lúc bắt đầu dao động có giá trị bằng:

A. 23cm.

B. 23cm.

C. 43cm.

D. 43cm.

Biên độ dao động: A=L2=4cm.

Thay vào phương trình dao động:

x=Acosωt+φ=4cos2π.0,25+π3=23cm.

Đáp án đúng là A

Câu 3: Một quả cầu dao động điều hoà với biên độ 5 (cm), chu kỳ 0,4 (s). Tính vận tốc cùa quả cầu tại thời điểm vật có li độ 3 (cm) và đang chuyển động theo chiều dương.

A. v = 62,8 (cm/s).

B. v = ± 62,8 (cm/s)

C. v = − 62,8 (cm/s).

D. v = 62,8 (m/s).

x2+v2ω2=A2v>0v=ωA2x2=2πTA2x2=62,8cm/s

Đáp án đúng là A

Câu 4. Một vật dao động theo phương trình x=4.cosπt6cm (t đo bằng giây). Tại thời điểm t1 li độ là 23cm và đang giảm. Tính li độ sau thời điểm t1 là 3 (s).

A. 1,2 cm.

B. -3 cm.

C. -2 cm.

D. 5 cm.

Dùng PTLG:  x=4cosπt6=23v=x'=π64.sinπt6<0πt6=π6

xt+3=4cosπ6t+3(s)

xt+3=4cosπt6+π2=2cm

Đáp án đúng là C.

Câu 5: Cho một chất điểm M chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính bằng 8 cm với vận tốc góc bằng 300 vòng/phút. Gọi P là hình chiếu của M xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Biên độ và chu kì dao động của điểm P tương ứng là

A. 4 cm; 10 s.

B. 8 cm; 10 s.

C. 8 cm; 0,2 s.

D. 8 cm; 0,2 s.

Biên độ của điểm P có độ lớn bằng bán kính quỹ đạo chuyển động tròn của M:

A=R=8cm.

Tần số góc dao động của P có độ lớn bằng vận tốc góc của dao động:

ω=300(vòng/phút) =300.2π60=10πrad/s.

Chu kì dao động: T=2πω=2π10π=0,2s.

Đáp án đúng là D.

Câu 6: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x=Acosωt+φ (A > 0; ω > 0) Pha của dao động ở thời điểm t là

A. ω.

B. cos(ωt + φ).

C. (ωt + φ).

D. φ.

Phương trình dao động điều hòa: x=Acosωt+φ

Ta có, pha dao động ở thời điểm t là: ωt+φ

Đáp án đúng là: C

Câu 7: Một vật dao động điều hòa với biên độ bằng 4 cm. Khi pha của dao động bằng π3 thì li độ của vật bằng:

A. 2 cm.

B. 4 cm.

C. - 2 cm.

D. - 4 cm.

Biên độ: A = 4 cm.

Pha dao động: ωt+φ=π3

Thay vào phương trình dao động: x=Acosωt+φ=4cosπ3=2cm.

Đáp án đúng là A.

Câu 8: Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là

A. vmax = ωA.

B. vmax = ω2A.

C. vmax = - ωA.

D. v max = - ω2A.

Đáp án đúng là A.

Câu 9: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc là v=3πcos3πt (cm/s). Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Mốc thời gian được vào lúc chất điểm có li độ và vận tốc là:

A. x = 2cm, v = 0.

B. x = 0, v = 3π cm/s.

C. x= − 2 cm, v = 0.

D. x = 0, v = − π cm/s.

Đối chiếu với các phương trình tổng quát ta tính được:

x=Acos3πt+φv=x'=3πAsin3πt+φ=3πAcos3πt+φ+π2φ=π2A=1cm

x0=1cos3π.0π2=0v0=3πcos3π.0=3πcm/s

Đáp án đúng là B.

Câu 10. Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên

A. cùng tần số và cùng pha với li độ.

B. cùng tần số và ngược pha với li độ.

C. khác tần số và vuông pha với li độ.

D. khác tần số và cùng pha với li độ.

Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa là: a=ω2x

Gia tốc biến thiên cùng tần số và ngược pha với li độ x.

Đáp án đúng là B.

Câu 11: Một vật dao động với phương trình x = 5cos(4πt + π6) cm. Tại thời điểm t = 1 s hãy xác định li độ của dao động.

A. 2,5 cm.

B. 5 cm.

C. 2,53 cm.

D. 2,52 cm.

Tại t = 1 s ta có ωt + φ = 4π+π6rad

⇒x=5cos(4π + +π6)=5cosπ6=5.32=2,53cm

Đáp án đúng là C

Câu 12: Một vật dao động điều hoà, trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì dao động của vật là

A. 2 s.

B. 0,5 s.

C. 1 s.

D. 30 s.

Chu kì dao động của vật T=Δtn=2s.

Đáp án đúng là: A

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Dao động điều hoà

Lý thuyết Bài 2: Một số dao động điều hoà thường gặp

Lý thuyết Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hoà

Lý thuyết Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng

Lý thuyết Bài 1: Mô tả sóng

Lý thuyết Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

Đánh giá

0

0 đánh giá