Em hãy cho biết những giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia châu Á được thể hiện như thế nào

545

Với giải Câu hỏi trang 61 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Văn hóa tiêu dùng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

Câu hỏi trang 61 KTPL 11: a) Em hãy cho biết những giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia châu Á được thể hiện như thế nào ở thông tin trên.

Em hãy cho biết những giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia

Lời giải:

Giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia châu Á được thể hiện qua đoạn thông tin trên là:

- Ở Nhật Bản: trong ba ngày đầu năm, người Nhật thường ăn các món như: trứng cá trích, rong biển, bánh cá, khoai lang nghiền, hạt dẻ... Trong đó, không thể thiếu món súp bánh gạo - món ăn cầu mong sự tốt lành.

- Ở Hàn Quốc: trong lễ mừng năm mới, mọi người mặc Hanbok; các món ăn truyền thống, gồm: canh bánh gạo, mì khoai lang với thịt và rau, sườn lợn sốt, bánh quy truyền thống, hoa quả,...

- Ở Việt Nam: trong dịp tết Nguyên đán, người Việt thường gói bánh chưng, bánh dày,...

Lý thuyết Văn hoá tiêu dùng và vai trò của văn hoá tiêu dùng

- Văn hoá tiêu dùng là nét đẹp trong thói quen, tập quán tiêu dùng của cá nhân, nhóm, cộng đồng hình thành, phát triển theo thời gian và biểu hiện qua hành vi tiêu dùng.

- Văn hoá tiêu dùng có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:

+ Đối với lĩnh vực văn hoá - xã hội: Văn hoá tiêu dùng góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc.

+ Đối với lĩnh vực kinh tế: Văn hoá tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm (tìm hiểu thị hiếu, tâm lí, thói quen của người tiêu dùng), về giá cả (tâm lí tiêu dùng, đối tượng khách hàng của mỗi thị trường khác nhau sẽ cho cách định giá khác nhau ở mỗi sản phẩm), về phân phối (đúng hàng, đúng nơi, đúng thời gian, đảm bảo chi phí tối thiểu) và hỗ trợ thương mại (thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh).

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

Đánh giá

0

0 đánh giá