Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 12 Bài: 7 Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat lớp 12.
Bài giảng Hóa học 12 Bài 7: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của cacbohidrat
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 7: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat
Câu hỏi và bài tập (trang 37 SGK Hóa Học 12)
Bài 1 trang 37 SGK Hóa Học 12: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?
A. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3;
B. Nước brom và NaOH;
C. HNO3 và AgNO3/NH3;
D. AgNO3/NH3 và NaOH.
Lời giải:
- Dùng Cu(OH)2 :
+ Kết tủa hòa tan tạo dung dịch xanh lam => glucozơ, saccarozơ
+ Kết tủa không tan => anđehit axetic
- Đun nhẹ 2 ống nghiệm vừa thu được chứa glucozơ, saccarozơ:
+ Xuất hiện kết tủa đỏ gạch => glucozo
+ Không có kết tủa đỏ gạch => saccarozơ
PTHH:
Đáp án A
Bài 2 trang 37 SGK Hóa Học 12: Khi đốt cháy hoàn toàn một tập hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1 : 1. Chất này có thể lên men rượu. Chất đó là chất nào trong các chất sau?
A. Axit axetic; B. Glucozơ;
C. Saccarozơ; D. Fructozơ
Lời giải:
Khi đốt cháy: nH2O = nCO2 = 1 : 1 → hợp chất đó có dạng CnH2nOm
Đáp án B
Bài 3 trang 37 SGK Hóa Học 12: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau:
a) Glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
b) Glucozơ, saccrozơ, glixerol.
c) Saccarozơ, anđehit axetic, hồ tinh bột.
Lời giải:
a. Glucozo, glixerol, andehit axetic.
PTHH:
b. Glucozơ, saccarozơ, glixerol.
PTHH:
Hai mẫu thử còn lại ta đun nóng với xúc tác H+, sau đó đem sản phẩm cho phản ứng với AgNO3/NH3. Nếu mẫu thử nào có kết tủa trắng là saccarozo.
Còn lại là glixerol
c. Saccarozơ, andehit axetic, hồ tinh bột
Trích mẫu thử, chọn thuốc thử: và dd AgNO3/NH3
Hiện tượng
Cho vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào dung dịch chuyển sang màu xanh tím là hồ tinh bột.
Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào hai mẫu thử còn lại mẫu thử nào có kết tủa trắng là anđehit axetic
Bài 4 trang 37 SGK Hóa Học 12: Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ, nếu hiệu quất của quá trình sản xuất là 75%?
m tinh bột = = 800 (kg)
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
162n kg 180n kg
800kg x kg
=> x = = 888,9 (kg)
Do phản ứng có hiệu suất H=75% nên lượng glucozo thực tế thu được là: 888,9.75/100=666,7 kg
Bài 5 trang 37 SGK Hóa Học 12: Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân:
a) 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ.
b) 1 kg mùn cưa có 50% xenlulozơ, còn lại là tạp chất trơ.
c) 1 kg saccarozơ.
Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Phương pháp giải:
ính theo phương trình hóa học (dựa vào tỉ lệ về khối lượng) cụ thể như sau:
a) Tính lượng tinh bột có trong bột gạo
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
162n kg 180n kg
0,8 kg x kg
=>x
b) Tính lượng xenlulozo có trong mùn cưa
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
162n kg 180n kg
0,5 kg y kg
=>y
c)
C12H22O12 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Glucozơ xenlulozơ
342 kg 180 kg
1 kg z kg
=>z
Lời giải:
a) mtinh bột = = 0,8 (kg)
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
162n kg 180n kg
0,8 kg x kg
→ x = = 0,8889 (kg)
b) mxenlulozơ = = 0,5 (kg)
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
162n kg 180n kg
0,5 kg y kg
→ y = = 0,556 (kg)
c) C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Glucozơ Fructozo
342 kg 180 kg
1 kg z kg
→ z = = 0,5263 (kg)
Bài 6 trang 37 SGK Hóa Học 12: Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước.
a) Tìm công thức đơn giản nhất của X. X thuộc loại cacbohiđrat nào đã học?
b) Đun 16,2 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu gam Ag? Giả sử hiệu suất của quá trình bằng 80%.
Phương pháp giải:
a)
Tính nCO2, nH2O
+ BTNT C: nC=nCO2
+ BTNT H: nH=2nH2O
=> mO=mcacbohiđrat – mC – mH => nO
=> C : H : O => CTĐGN
b) Viết PTHH, tính toán theo PTHH
Lời giải:
a)
nCO2=13,44/22,4=0,6 mol; nH2O=9/18=0,5 mol
+ BTNT C: nC=nCO2=0,6 mol
+ BTNT H: nH=2nH2O=1 mol
=> mO=mcacbohiđrat – mC – mH = 16,2 - 0,6.12 - 1.1 = 8 gam
=> nO=8/16=0,5 mol
=> C : H : O= 0,6:1:0,5 = 6:10:5 => CTĐGN: C6H10O5
Vậy X là polisaccarit.
b) (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
1 mol n mol
mol a mol
=>a = 0,1 mol
C5H11O5CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.
Theo phương trình, ta có: nAg = 0,2 mol
Vì hiệu suất phản ứng bằng 80% =>mAg = = 17,28 (gam).
1. Cấu tạo
- Glucozơ ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol: CH2OH[CHOH]4CHO
- Fuctozơ ở dạng mạch hở có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường bazơ:
CH2OH[CHOH3]COCH2OH -> CH2OH[CHOH]4CHO
- Saccarozơ: phân tử không có nhóm CHO, có chức poloancol: (C6H11O5)2O.
- Tinh bột: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO.
- Xenlulozơ: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO, mỗi mắt xích có 3 nhóm OH tự do: [C6H7O2(OH)3]n
2. Tính chất hóa học
- Glucozơ có phản ứng của chức CHO:
C5H11O5CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.
- Fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm.
- Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và xenlulozơ có phản ứng của chức poliancol:
+Glucozơ, fructozơ, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
+Xenlulozơ tác dụng với axit nitric đậm đặc cho xenluloz ơ trinitrat:
[(C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) -> [(C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
- Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp.
- Glucozơ có phản ứng lên men rượu.