Em hãy cho biết nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp trên là gì

388

Với giải Câu hỏi trang 32 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Thất nghiệp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 5: Thất nghiệp

Câu hỏi trang 32 KTPL 11: a) Em hãy cho biết nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp trên là gì?

Em hãy cho biết nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp trong từng trường hợp trên

Lời giải:

- Trường hợp 1: Nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là: người lao động thay đổi công việc

- Trường hợp 2: Nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là: sự đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lí, đưa máy móc tự động hóa vào sản xuất.

- Trường hợp 3: Nguồn gốc dẫn đến thất nghiệp là: nền kinh tế đang bị suy thoái khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng sản xuất kinh doanh.

Lý thuyết Các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

- Có nhiều tiêu chí phân loại thất nghiệp. Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp được chia thành các loại sau:

+ Thất nghiệp tạm thời: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,... chưa xin được việc làm mới nên tạm thời thất nghiệp.

+ Thất nghiệp cơ cấu: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.

+ Thất nghiệp chu kì: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.

- Theo đặc trưng của người thất nghiệp, còn có: thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi; thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ; thất nghiệp theo ngành nghề,…

- Theo tính chất thất nghiệp còn có: thất nghiệp tự nguyện; thất nghiệp không tự nguyện; thất nghiệp thời vụ; thất nghiệp trá hình.....

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 5: Thất nghiệp

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019

Đánh giá

0

0 đánh giá