Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần giữ gìn tính trung thực trong các hoạt động kinh tế

351

Với giải Luyện tập 1 trang 57 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Đạo đức kinh doanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Luyện tập 1 trang 57 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần giữ gìn tính trung thực trong các hoạt động kinh tế.

b. Nhà kinh doanh trung thực, có trách nhiệm và luôn bảo đảm chất lượng sản phẩm sẽ được khách hàng đánh giá cao, doanh thu doanh nghiệp tăng lên.

c. Giữ gìn đạo đức trong kinh doanh sẽ duy trì và hoàn thiện thái độ, hành vi của nhà kinh doanh theo hướng đúng đắn, tốt đẹp, có lợi cho người tiêu dùng và xã hội.

d. Đạo đức kinh doanh giúp thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho nhà kinh doanh.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình, vì: bên cạnh trung thực, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp còn được thể hiện thông qua nhiều phẩm chất khác, ví dụ như: tinh thần trách nhiệm; giữ chữ tín; cạnh tranh lành mạnh,…

- Nhận định b. Đồng tình, vì: việc kinh doanh có đạo đức sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận được sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng, từ đó, khách hàng sẽ tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp, dẫn tới việc tăng doanh thu và lợi nhuận.

- Nhận định c. Đồng tình, vì: thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp; làm hài lòng và đem lại lợi ích cho khách hàng; đồng thời cũng thúc đẩy xây dựng sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.

- Nhận định d. Không đồng tình, vì: có nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu và để đạt được mục tiêu đó, họ đã thực hiện nhiều hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.

B. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.

C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.

Đáp án đúng là: B

Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết là một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

Câu 2. Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?

A. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.

B. Doanh nghiệp B chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm khi phát hiện hàng hóa bị lỗi.

C. Doanh nghiệp A đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.

D. Cửa hàng S thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

Đáp án đúng là: A

Nhân viên của Công ty X đã có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.

Câu 3. Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần

A. khuyến khích, cổ vũ.

B. lên án, ngăn chặn.

C. thờ ơ, vô cảm.

D. học tập, noi gương.

Đáp án đúng là: A

Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.

Đánh giá

0

0 đánh giá