Sử dụng mô hình SWOT, em hãy đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi em là một nhà kinh doanh

2.5 K

Với giải Câu hỏi trang 52 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Câu hỏi trang 52 KTPL 11: Sử dụng mô hình SWOT, em hãy đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi em là một nhà kinh doanh.

Sử dụng mô hình SWOT em hãy đánh giá những điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức khi em là một nhà kinh doanh

Lời giải:

(*) Tham khảo: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi em là một nhà kinh doanh sản phẩm cây cảnh mini

- Điểm mạnh:

+ Bản thân có sự đam mê, yêu thích trong việc trồng và chăm sóc cây cảnh.

+ Bản thân đã có một số những kiến thức và kĩ thuật cơ bản trong việc trồng, chăm sóc một số loại cây cảnh, như: sen đá, xương rồng, lưỡi hổ, dương xỉ,…

+ Có sự hỗ trợ về chuyên môn, kĩ thuật từ người thân (do bố em là kĩ sư nông nghiệp).

- Điểm yếu:

+ Khả năng decor (trang trí) các tiểu cảnh còn hạn chế.

+ Kĩ năng giao tiếp, thuyết phục… cần được rèn luyện thêm.

- Cơ hội:

+ Nhiều bạn học sinh trong trường và người dân trên địa bàn em sinh sống có nhu cầu chơi cây cảnh mini hoặc sử dụng cây cảnh mini là quà tặng,…

+ Xu hướng “tiêu dùng xanh” đang phát triển ở Việt Nam.

+ Quanh khu vực em đang sinh sống chưa có ai kinh doanh mặt hàng này.

+ Gia đình em có sẵn một khoảng sân nhỏ - đây là nơi em có thể thực hiện việc trồng và chăm sóc các cây cảnh mini.

+ Sự phát triển của các trang mạng xã hội => em có thể sử dụng các trang mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm cây cảnh mini…

+ Sự phát triển của thương mại điện tử => em có thể thực hiện bán hàng trực tuyến đối với các sản phẩm như: hạt giống, cây giống, chậu hoa nhỏ, đất, phụ kiện trang trí cho chậu cây cảnh mini,…

- Thách thức: có thể sẽ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trong thời gian tới.

Lý thuyết Đánh giá năng lực của người kinh doanh

- Đánh giá năng lực của người kinh doanh cần dựa vào: điểm mạnh, điểm yếu, nắm bắt được cơ hội và giải quyết những thách thức của thị trường.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh | Kinh tế Pháp luật 11

Đánh giá

0

0 đánh giá