Fe3O4 + HNO3 → H2O + NO2↑+ Fe(NO3)3 | Fe3O4 ra Fe(NO3)3

256

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Fe3O4 + 10HNO3 → 5H2O + NO2↑+ 3Fe(NO3)3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Sắt. Mời các bạn đón xem:

Phương trình Fe3O4 + 10HNO3 → 5H2O + NO2↑+ 3Fe(NO3)3

1. Phương trình phản ứng hóa học:

Fe3O4 + 10HNO3 → 5H2O + NO2↑+ 3Fe(NO3)3

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Sắt từ oxit tan dần trong dung dịch và có khí màu nâu đỏ thoát ra

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

4. Tính chất hoá học

4.1. Tính chất hoá học của Fe3O4

Tính oxit bazơ

- Fe3O4 tác dụng với dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng tạo ra hỗn hợp muối sắt (II) và sắt (III).

    Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

    Fe3O4 + 4H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O

Tính khử

- Fe3O4 là chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:

    3 Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

Tính oxi hóa

- Fe3O4 là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh ở nhiệt độ cao như: H2, CO, Al:

     Fe3O4 + 4H2 Tính chất của Sắt từ Oxit Fe3O4 3Fe + 4H2O

     Fe3O4 + 4CO Tính chất của Sắt từ Oxit Fe3O4 3Fe + 4CO2

    3 Fe3O4 + 8Al Tính chất của Sắt từ Oxit Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe

4.2. Tính chất hoá học của HNO3

Tính axit

    Là một trong số các axit mạnh nhất, trong dung dịch:

HNO3 → H+ + NO3-

    - Dung dịch axit HNO3 có đầy đủ tính chất của môt dung dịch axit: làm đỏ quỳ tím, tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối của axit yếu hơn.

Tính oxi hóa

    Kim loại hay phi kim khi gặp axit HNO3 đều bị oxi hóa về trạng thái oxi hóa cao nhất.

    - Với kim loại: HNO3 oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ vàng (Au) và platin(Pt))

    * Với những kim loại có tính khử yếu: Cu, Ag, ...

    Ví dụ:

Cu + 4HNO3(đ) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3(l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    * Khi tác dụng với những kim loại có tính khử mạnh hơn: Mg, Zn, Al, ...

    - HNO3 đặc bị khử đến NO2.

    Ví dụ:

Mg + 4HNO3(đ) → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

    - HNO3 loãng bị khử đến N2O hoặc N2.

8Al + 30HNO3(l) → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

    - HNO3 rất loãng bị khử đến NH3(NH4NO3).

4Zn + 10HNO3 (rất loãng) → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

    * Lưu ý: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội.

    - Với phi kim:

    Khi đun nóng HNO3 đặc có thể tác dụng với phi: C, P, S, …(trừ N2 và halogen).

S + 6HNO3(đ) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

    - Với hợp chất:

    - H2S, HI, SO2, FeO, muối sắt (II), … có thể tác dụng với HNO3 nguyên tố bị oxi hoá trong hợp chất chuyển lên mức oxi hoá cao hơn.

    Ví dụ:

3FeO + 10HNO3(đ) → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

3H2S + 2HNO3(đ) → 3S + 2NO + 4H2O

    - Nhiều hợp chất hữu cơ như giấy, vải, dầu thông, … bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3

6. Bạn có biết

Tương tự Fe3O4, các oxit kim loại khác như CuO, MgO, ZnO... đều có thể phản ứng với dung dịch axit HNO3

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là

A.Hematit.   

B. Manhetit.    

C. Pirit.   

D. Xiđerit.

Hướng dẫn giải

Quặng sắt tác dụng HNO3 không có khí thoát ra → quặng sắt chứa Fe2O3.

→ Quặng hematit

Đáp án : A

Ví dụ 2: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm

A. Fe(NO3)2, H2O     

B. Fe(NO3)3, AgNO3 dư.

C. Fe(NO3)2, AgNO3 dư     

D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư.

Hướng dẫn giải

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag↓

→ Dung dịch X gồm Fe(NO3)3, AgNO3

Đáp án : B

Ví dụ 3: Hoà tan Fe vào dd AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?

A. Fe(NO3)2      

B. Fe(NO3)3

C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3      

D. Fe(NO3)3 , AgNO3

Hướng dẫn giải

3AgNO3 + Fe → 3Ag + Fe(NO3)3

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Sắt (Fe) và hợp chất:

3Fe3O4 + 8H3PO4 → 12H2O + Fe3(PO4)2 + 6FePO4

2Fe3O4 + Cl2 + 16HCl → 8H2O + 6FeCl3

Fe3O4 + Cu + 8HCl → 3FeCl2 + 4H2O + CuCl2

2Fe3O4 + Cl2 + 9H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + 2HCl + 8H2O

6Fe3O4 + 2KNO3 + 56KHSO4 → 9Fe2(SO4)3 + 28H2O + 2NO↑ + 29K2SO4

Fe3O4 + 8HI → 4H2O + I2↓+ 3FeI2

Fe3O4 + 8HBr → 4H2O + FeBr2 + 2FeBr3

Đánh giá

0

0 đánh giá