Giải Hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập 3

749

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập 3, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Bài luyện tập 3 lớp 8.

Giải bài tập Hóa học lớp 8 Bài 17: Bài luyện tập 3

Câu hỏi và bài tập (trang 60, 61 sgk Hóa học lớp 8)

Bài 1 trang 60 sgk hóa học 8: Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí N2 và khí H2 tạo ra amoniac NH3. Hãy cho biết :

a) Tên các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng.

b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào ? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra ?

c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu, có giữ nguyên không ?

Chú thích

Về điều kiện cho phản ứng xảy ra hãy xem trong bài đọc thêm sau bài 13, trang 51. Để nhận biết có chất mới là amoniac ta thử một tính chất của amoniac mà các em đã có dịp biết trong thí nghiệm 1, bài 7. Bài thực hành 2, trang 28.

Lời giải:
 

a) Chất tham gia: nitơ N2, hiđro H2

    Sản phẩm: amoniac NH3

b) Trước phản ứng, hai nguyên tử hiđro liên kết với nhau. Sau phản ứng, ba nguyên tử hiđro liên kết với một nguyên tử nitơ. Phân tử hiđro và phân tử nitơ biến đổi, phân tử amoniac được tạo ra.

c) Số nguyên tử nguyên tố N trước và sau phản ứng đều là 2. Số nguyên tử nguyên tố H trước và sau phản ứng đều bằng 6.

Như vậy, số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi.

Bài 2 trang 60 sgk hóa học 8: Khẳng định sau gồm hai ý : "Trong phản ứng hóa học, chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn".

Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau :

A. Ý 1 đúng, ý 2 sai ;

B. Ý 1 sai, ý 2 đúng ;

C. Cả hai ý đều đúng, nhưng ý 1 không giải thích cho ý 2 ;

D. Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2 ;

E. Cả hai ý đều sai.

(Ghi trong vở bài tập).

Lời giải:

Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2 ;

Đáp án D

Bài 3 trang 61 sgk hóa học 8: Canxi cacbonat (CaCO3) là thành phần chính của đá vôi. Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng hóa học sau :

Canxi cacbonat → Canxi oxit + Cacbon đioxit

Biết rằng khi nung 280 kg đá vôi tạo ra 140 kg canxi oxit CaO (vôi sống) và 110 kg khí cacbon đioxit CO2.

a) Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng.

b) Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học: 

CaCO3 to CaO + CO2

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mCaCO3=mCaO+mCO2

b) mCaCO3=140+110=250(kg)

Phần trăm khối lượng của canxi cacbonat chứa trong đá vôi là:

%mCaCO3=250280.100%=89,3%

Bài 4 trang 61 sgk hóa học 8: Biết rằng khí etilen(*) C2H4 cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2, sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước.

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phân tử cacbon đioxit.

(*) Etilen là một hợp chất hữu cơ. Về hóa trị của cacbon trong hợp chất này sẽ đề cập ở chương 4 sách giáo khoa lớp 9.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học phản ứng:

C2H4 + 3O2  2CO2 + 2H2O

b) Tỉ lệ giữa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phần tử cacbon đioxit

+ Phân tử etilen : phân tử oxi là 1:3

+ Phân tử etilen : phân tử cacbonđioxit là 1:2

Bài 5 trang 61 sgk hóa học 8: Cho sơ đồ của phản ứng như sau :

Al + CuSO4 ---> Alx(SO4)y  + Cu

a) Xác định các chỉ số x và y.

b) Lập phương trình hóa học. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại và số phân tử của cặp hợp chất.

Lời giải:

a) AlxIII(SO4)yIIxy=IIIII=23

x=2,y=3Al2(SO4)3

b) Phương trình hóa học:

2Al + 3CuSO4  -> Al2(SO4)3 + 3Cu

- Tỉ lệ: dựa vào hệ số cân bằng ở phương trình, ta thấy được

Số nguyên tử nhôm Al : Số nguyên tử đồng Cu = 2 : 3

Số phân tử đồng sunfat CuSO4 : Số phân tử nhôm sunfat Al2(SO4)3 = 3 : 1

Lý thuyết bài luyện tập 3

1. Hiện tượng hóa học: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác được gọi là hiện tượng hóa học. Quá trình biến đổi chất như thế được gọi là phản ứng hóa học.

Trong phản ứng hóa học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử biến đổi, kết quả là chất biến đổi. Còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.

Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác nhau trong phản ứng.

2. Phương trình hóa học: gồm những công  thức hóa học của các chất trong phản ứng với hệ số thích hợp sao cho số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai bên đều bằng nhau.

Để lập phương trình hóa học, ta phải cân bằng hệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố (và nhóm nguyên tử, nếu có).



Đánh giá

0

0 đánh giá