Dựa vào kiến thức đã học, sưu tầm các tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa và trao đổi, thảo luận về

1.2 K

Với giải Câu hỏi trang 16 Địa Lí 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa

Câu hỏi trang 16 Địa Lí 11: Dựa vào kiến thức đã học, sưu tầm các tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa và trao đổi, thảo luận về:

- Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.

Lời giải:

♦ Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển:

- Một số cơ hội:

+ Quá trình toàn cầu hóa kinh tế không những mở rộng thị trường ra nước ngoài, mà còn mở rộng thị trường trong nước do nền kinh tế có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

+ Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy, lợi thế so sánh là cơ sở để các nước giao thương với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế.

+ Trong điều kiện toàn cầu hóa, nền kinh tế sản xuất phát triển theo tiến trình chuyên môn hoá mang tính quốc tế, điều này làm cho thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, sản xuất nhiều hơn dẫn đến quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, làm cho sự chuyển dịch lao động quốc tế diễn ra một cách mạnh mẽ, đặc biệt là cơ hội cho lao động các nước trong khu vực.

+ Toàn cầu hoá trong phạm vi kinh tế, thực tế đã thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu, kéo theo các dòng chảy về thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin và văn hóa. Các khía cạnh kinh tế của toàn cầu hóa dẫn đến sự phát triển của một thị trường thế giới, nơi các nhà sản xuất, các quốc gia có thể cạnh tranh, bằng cách đảm bảo dòng chảy về vốn, công nghệ…

- Một số thách thức:

+ Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, công việc của người lao động được các quốc gia tạo điều kiện trong việc đi lại nên chính sách này có thể bị lợi dụng gây ra vấn đề khó kiểm soát an ninh, khủng bố; hoặc, sự lây lan nhanh của dịch bệnh, điển hình là dịch bệnh COVID-19… Việc tự do hoá lưu thông hàng hoá, tiền tệ, thông tin và vốn ở một góc độ nào đó đã giúp cho các lực lượng khủng bố thực hiện các vụ rửa tiền, mua sắm và vận chuyển vũ khí.

+ Vấn đề giảm dân số cơ học ở các nước phát triển, đồng thời tăng dân số cơ học ở các nước đang phát triển dẫn đến quá tải trong vấn đề kết cấu hạ tầng do chưa được đầu tư mở rộng kịp thời, chất lượng cuộc sống sẽ có nhiều thay đổi do khác biệt văn hóa, kinh tế…

+ Hoạt động chống toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng

+ Những cuộc khủng hoảng tiền tệ, tài chính khó kiểm soát cho thấy, dòng vốn chảy vào và chảy ra khỏi một nước tự do không có sự điều tiết cần thiết ở cấp quốc gia cũng như quốc tế.

+ Toàn cầu hoá trong phạm vi kinh tế cũng chứa đựng nhiều rủi ro khó kiểm soát của các chính phủ, chẳng hạn, đối với vấn đề phát triển bền vững nền kinh tế.

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa

I. Chuẩn bị

- Sưu tầm tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa.

-Trao đổi, thảo luận về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với các nước đang phát triển.

II. Nội dung thực hành

Dựa vào kiến thức đã học, sưu tầm các tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa và trao đổi, thảo luận về:

- Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa, đối với các nước đang phát triển.

- Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển.

III. Gợi ý sưu tầm tài liệu

- Một số website có tư liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa:

+ Tạp chí Tài chính của Bộ Tài chính Việt Nam: https://tapchitaichinh.vn

+ Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển: https://hbs.unctad.org

+ Quỹ Tiền tệ Quốc tế: https://wwwimforg

+ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO): https://www.iso.org

IV. Một số thông tin tham khảo

♦ Tác động của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

- Cơ hội:

+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.

+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.

- Thách thức:

+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.

+ Cần có vốn và có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.

+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.

+ Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia.

♦ Tác động của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

Cơ hội:

+ Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ giữa các quốc gia và các khu vực với nhau.

+ Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được đảm bảo trong tổ chức khu vực.

+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tạo nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

- Thách thức: xu hướng khu vực hóa kinh tế đặt ra không ít các vấn đề như:

+ Tính tự chủ kinh tế ở mỗi quốc gia;

+ Gia tăng sự cạnh tranh giữa các quốc gia có cùng một lợi thế phát triển kinh tế (trong cùng một khu vực).

+ Vấn đề cạnh tranh giữa các khu vực,…

Từ khóa :
Địa lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá