Giáo án Lịch sử 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo 2024): Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (2 tiết)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (2 tiết) sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Lịch sử 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (2 tiết)

TIẾT 1

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

- Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

- Trình bày được tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa của dân tộc, tri thức lịch ử và văn hóa nhân loại.

- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể

- Phân tích được tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Biết vận động mọi người xung quanh tham gia bảo vệ các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở địa phương

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, có ý thức trân trọng và bảo vệ những di tích lịch sử - văn hóa, chăm chỉ tìm tòi, khám phá lịch sử.

II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

-         Phương tiện làm việc nhóm

-         Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

-         Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

a.Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu nội dung bài mới.

b.Nội dungHS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV

c. Sản phẩm: Nội dung trả lời của học sinh

d.Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Xem video và cho biết đây là di sản văn hóa nào đang được nhắc tới trong video

A.   Quan họ

B.    Chèo

C.    Nhã nhạc cung đình Huế

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.     

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.                    

Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và dẫn vào bài mới

Qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã tạo dựng được nhiều di sản có giá trị to lớn, nhiều di sản và di tích đã được phân loại, xếp hạng, nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được UNESSCO ghi danh là di sản thế giới. Điều đó đặt ra nhiệm vụ gì cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản? Sử học đóng góp gì cho công tác này cũng như cho công nghiệp văn hóa và du lịch ngày này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

2.  Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1. Sử học với sự phát triển ngành Công nghiệp hóa

a. Mục tiêu:  Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

- Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

b. Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi  của giáo viên.

c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia HS thành 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ

+ Nhóm 1: Di sản văn hóa là gì? Sử học có vai trò như thế nào đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?

+ Nhóm 2: Phố cổ Hà Nội trong hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong hình 4.3 có phải là di sản văn hóa hay không? Vì sao chúng được bảo tồn đến nay? 

+ Nhóm 3: Quan sát hình 4.4 và giải thích vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn? Vì sao chúng ta cần phải ngăn chặn việc phá hủy các di tích lịch sử, văn hóa

+ Nhóm 4: Việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa không đúng cách sẽ gây ra tác hại gì? Hãy nêu một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Làm việc cá nhân: Sau khi thảo luận nhóm HS sẽ đọc SGK làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi

? Vì sao chúng ta cần phải ngăn chặn việc phá hủy các di tích lịch sử, văn hóa?

? Việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa không đúng cách sẽ gây ra tác hại gì?

Trò chơi thử tài âm nhạc:

GV tổ chức cho HS tham gia: Cả lớp sẽ xem qua 1 lượt đoạn nhạc về 1 điệu hát quan họ. Sau khi nghe xong mỗi tổ sẽ cử 1 đại diện hát. Nếu trong trường hợp tổ không cử được ai hát thì cả tổ sẽ hát. Tổ nào hát hay nhất sẽ có 1 phần quà.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

 GV khuyến khích học sinh hợp tác.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận.

HS trả lời, nhóm khác nhận xét

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt  nội dung.

I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

1.  Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

- Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa, là cơ sở bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó.

2. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

- Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên, của con người, góp phần kéo dài tuổi thọ của di sản vì sự phát triển bền vững

- Đối với loại hình di sản văn hóa phi vật thể loại tài sản dễ bị tổn thương nhất, nhờ công tác bảo tồn di sản thông qua những giải pháp khác nhau mà di sản được tái tạo, giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học.

b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 4.

Xem thêm các bài giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác (2 tiết)

Giáo án Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (2 tiết)

Giáo án Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Giáo án Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại

Giáo án Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

Để mua Giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá