Với giải Bài 5 trang 48 Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm
Bài 5 trang 48 Hóa học 10: Cho bảng số liệu sau:
Hãy vẽ đồ thị hoặc biểu đồ với hai đại lượng bán kính nguyên tử và độ âm điện trong bảng số liệu trên. Quan sát và cho biết hai đại lượng này biến thiên như thế nào? Giải thích.
Phương pháp giải:
Vẽ đồ thị và nhận xét
Lời giải:
Quan sát biểu đồ:
+ Bán kính nguyên tử tăng dần
+ Độ âm điện giảm dần
Bài tập vận dụng:
Câu 1. So sánh tính kim loại của Na, Mg, K đúng là
A. Na > Mg > K
B. K > Mg > Na
C. Mg > Na > K
D. K > Na > Mg
Đáp án đúng là: D
Cấu hình electron của Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 ⇒ chu kì 3, nhóm IA
Cấu hình electron của Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 ⇒ chu kì 3, nhóm IIA
Cấu hình electron của K (Z = 19): [Ar]4s1 ⇒ chu kì 4, nhóm IA
Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại giảm dần.
Na, Mg thuộc chu kì 3 theo chiều điện tích hạt nhân tăng ⇒ tính kim loại Na > Mg
Trong một nhóm, theo điện tích hạt nhân tăng dần, tính kim loại tăng dần.
Na, K cùng thuộc nhóm IA theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ⇒ tính kim loại của Na < K.
Vậy tính kim loại của K > Na > Mg.
Câu 2. So sánh tính phi kim của F, S, Cl đúng là
A. F > S > Cl
B. Cl > S > F
C. F > Cl > S
D. S > Cl > F
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron của F (Z = 9): 1s22s22p5 ⇒ chu kì 2, nhóm VIIA
Cấu hình electron của S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4 ⇒ chu kì 3, nhóm VIA
Cấu hình electron của Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 ⇒ chu kì 3, nhóm VIIA
Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim tăng dần.
S, Cl thuộc chu kì 3 theo chiều điện tích hạt nhân tăng ⇒ tính phi kim S < Cl
Trong một nhóm, theo điện tích hạt nhân tăng dần, tính phi kim giảm dần.
F, Cl cùng thuộc nhóm VIIA theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ⇒ tính phi kim của F > Cl.
Vậy tính phi kim của F > Cl > S.
Câu 3. Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là
A. F
B. H
C. He
D. O
Đáp án đúng là: A
Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là F với độ âm điện là 3,98.
Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Luyện tập trang 45 Hóa học 10:Dựa vào xu hướng biến đổi độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, em hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử: Na, K, Mg, Al...
Câu hỏi 5 trang 45 Hóa học 10:Giải thích sự hình thành ion Na+ và ion F-...
Bài 1 trang 47 Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?...
Bài 3 trang 48 Hóa học 10: Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt:...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học