Trả lời các câu hỏi bài Đọc: Đi tàu trên sống Von-ga trang 116, 117 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.
Tiếng Việt lớp 3 Đi tàu trên sống Von-ga trang 116, 117
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 trang 116 Câu hỏi: Nói về cảnh đẹp trong bức tranh của bài đọc
Trả lời:
Bức tranh bên dưới vẽ cảnh một dòng sông, trên mặt nước có một con tàu đang đi. Cảnh bầu trời rất đẹo, hai bên bờ sông cây đang chuyển sang màu vàng đỏ.
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Đi tàu trên sông Von-ga
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu 1: Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa nào?
Trả lời:
Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa thu.
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu 2: Đôi bờ sông Von-ga được so sánh với gì? Vì sao?
Trả lời:
Đôi bờ sông Vôn-ga được so sánh với hai dải lụa.
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu 3: Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 có gì đẹp?
Trả lời:
Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 đổi mới từng giờ, từng phút. Những ngọn đồi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt đất. Hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc non xa như những chiếc bánh.
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu 4: Chi tiết nào cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi?
Trả lời:
Chi tiết bà nói “Cháu nhìn xem, đẹp chưa kì!” chốc chốc bà lại nhắc lại với nét mặt rạng rỡ, đôi mắt rưng rưng vì vui sướng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu 5: Em thích cảnh đẹp nào được tả trong bài? Vì sao?
Trả lời:
Em thích cảnh hai bên bờ sông, vì nó đẹp, nên thơ và khi trên tàu thì cảnh hai bên bờ sông thay đổi theo từng đoạn đường.
2. Nói câu thể hiện cảm xúc của em trước một cảnh đẹp thiên nhiên.
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu hỏi:
Trả lời:
Ôi! Những hàng cây đẹp quá!
Ôi dòng nước mới xanh mát làm sao!
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Đọc: Đi tàu trên sống Von-ga trang 116, 117
Nói và nghe: Xem - kể Bông lúa trang 118
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Hương vị Tết bốn phương