Lời giải Tiếng Việt lớp 3 trang 116, 117, 118, 119 Bài 4: Đi tàu trên sông Von-ga sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 116, 117, 118, 119 Bài 4: Đi tàu trên sông Von-ga
Đọc: Đi tàu trên sống Von-ga trang 116, 117
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 trang 116 Câu hỏi: Nói về cảnh đẹp trong bức tranh của bài đọc
Trả lời:
Bức tranh bên dưới vẽ cảnh một dòng sông, trên mặt nước có một con tàu đang đi. Cảnh bầu trời rất đẹo, hai bên bờ sông cây đang chuyển sang màu vàng đỏ.
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Đi tàu trên sông Von-ga
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu 1: Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa nào?
Trả lời:
Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa thu.
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu 2: Đôi bờ sông Von-ga được so sánh với gì? Vì sao?
Trả lời:
Đôi bờ sông Vôn-ga được so sánh với hai dải lụa.
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu 3: Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 có gì đẹp?
Trả lời:
Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 đổi mới từng giờ, từng phút. Những ngọn đồi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọng của mặt đất. Hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc non xa như những chiếc bánh.
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu 4: Chi tiết nào cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi?
Trả lời:
Chi tiết bà nói “Cháu nhìn xem, đẹp chưa kì!” chốc chốc bà lại nhắc lại với nét mặt rạng rỡ, đôi mắt rưng rưng vì vui sướng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu 5: Em thích cảnh đẹp nào được tả trong bài? Vì sao?
Trả lời:
Em thích cảnh hai bên bờ sông, vì nó đẹp, nên thơ và khi trên tàu thì cảnh hai bên bờ sông thay đổi theo từng đoạn đường.
2. Nói câu thể hiện cảm xúc của em trước một cảnh đẹp thiên nhiên.
Tiếng Việt lớp 3 trang 117 Câu hỏi:
Trả lời:
Ôi! Những hàng cây đẹp quá!
Ôi dòng nước mới xanh mát làm sao!
Nói và nghe: Xem - kể Bông lúa trang 118
Tiếng Việt lớp 3 trang 118 Câu 1: Xem tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện.
Bông lúa
Theo Truyện dân gian U-crai-na
Trả lời:
- Bức tranh 1: Ngày xưa có hai chú chuột tên là Crúc và Véc sống chung với một chú Gà Trống. Một hôm Gà Trống quét sân thấy một bông lúa mì rơi trên mặt đất. Hai chú chuột cùng chạy lại nói:
– Đem giã đi!
– Nhưng ai giã? – Gà Trống hỏi.
– Không phải tôi. – Một con chuột nói.
– Cũng không phải tôi! – Con chuột chia cũng nói.
– Được, tôi sẽ giã! – Gà Trống bắt tay vào việc luôn.
- Bức tranh 2: Hai chú chuột chạy đến, cùng bảo:
– Bây giờ mang hạt đến cối xay bột đi!
– Nhưng ai sẽ mang đi? Gà Trống hỏi.
– Không phải tôi, cũng không phải tôi! – Hai chú chuột cùng nói.
– Được, tôi sẽ mang đi – Gà Trống vác túi lúa trên vài và đến cối xay bột.
Hai con chuột lại nhảy nhót vui vẻ. Gà Trống trở về, cất tiếng gọi:
- Bức tranh 3: Hai chú chuột vội reo:
– A! Anh Gà Trống, anh giỏi quá! Bây giờ phải nhào bột, đưa bột vào lò nướng thành bánh.
– Ai sẽ đưa bột vào lò? – Gà Trống hỏi.
Một lần nữa, hai chú chuột lại nói:
– Không phải tôi!
– Cũng không phải tôi!
Gà Trống suy nghĩ và nói:
– Rõ ràng là tôi lại phải làm rồi.
Gà Trống bắt đầu nhào bột, mang củi đến và nhóm lò. Lò vừa cháy, gà đưa bột vào lò. Hai con chuột lại nhảy múa reo hò.
- Bức tranh 4: Bánh chín, Gà Trống kéo ra, đặt lên bàn. Hai chú chuột vội chạy ngay đến, chẳng cần ai mời.
– Ồ! Đói quá, tôi đói mềm ra rồi! Crúc kêu lên.
– Mình thèm quá! – Véc cũng kêu lên.
Thế là hai chú chuột ngồi ngay vào bàn. Gà Trống nói:
– Đợi chút nào! Các bạn hãy nói cho biết, ai tìm ra bông lúa?
– Anh chứ ai – Cả hai cùng nói.
– Thế ai giã lúa? – Gà Trống hỏi.
– Anh giã lúa – Cả hai chuột lí nhỉ trả lời.
– Ai mang bột đến cối xay?
– Cũng lại anh – Hai con trả lời giọng càng nhỏ hơn.
– Ai nhào bột? Ai mang củi? Ai nhóm lò? Ai nướng bánh?
– Anh làm tất cả! Anh làm tất cả!
– Thế các bạn làm gì?
Biết trả lời thế nào? Crúc và Véc lúng túng, đi ra khỏi bàn. Gà Trống không giữ. Vì không nên mời kẻ lười biếng ăn bánh.
Tiếng Việt lớp 3 trang 118 Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
Ngày xưa có hai chú chuột tên là Crúc và Véc sống chung với một chú Gà Trống.
Một hôm Gà Trống quét sân thấy một bông lúa mì rơi trên mặt đất.
– Crúc ơi, Véc ơi! Gà Trống gọi – Hãy xem đây, mình tìm được cái này!
Hai chú chuột cùng chạy lại nói:
– Đem giã đi!
– Nhưng ai giã? – Gà Trống hỏi.
– Không phải tôi. – Một con chuột nói.
– Cũng không phải tôi! – Con chuột chia cũng nói.
– Được, tôi sẽ giã! – Gà Trống bắt tay vào việc luôn. Giã xong lúa, Gà Trống gọi:
– Crúc ơi, Véc ơi! Hãy xem đây, mình giã được biết bao nhiêu hạt!
Hai chú chuột chạy đến, cùng bảo:
– Bây giờ mang hạt đến cối xay bột đi!
– Nhưng ai sẽ mang đi? Gà Trống hỏi.
– Không phải tôi, cũng không phải tôi! – Hai chú chuột cùng nói.
– Được, tôi sẽ mang đi – Gà Trống vác túi lúa trên vài và đến cối xay bột.
Hai con chuột lại nhảy nhót vui vẻ. Gà Trống trở về, cất tiếng gọi:
– Lại đây Crúc! Lại đây Véc! Mình đã đem bột về đây!
Hai chú chuột vội reo:
– A! Anh Gà Trống, anh giỏi quá! Bây giờ phải nhào bột, đưa bột vào lò nướng thành bánh.
– Ai sẽ đưa bột vào lò? – Gà Trống hỏi.
Một lần nữa, hai chú chuột lại nói:
– Không phải tôi!
– Cũng không phải tôi!
Gà Trống suy nghĩ và nói:
– Rõ ràng là tôi lại phải làm rồi.
Gà Trống bắt đầu nhào bột, mang củi đến và nhóm lò. Lò vừa cháy, gà đưa bột vào lò. Hai con chuột lại nhảy múa reo hò. Bánh chín, Gà Trống kéo ra, đặt lên bàn. Hai chú chuột vội chạy ngay đến, chẳng cần ai mời.
– Ồ! Đói quá, tôi đói mềm ra rồi! Crúc kêu lên.
– Mình thèm quá! – Véc cũng kêu lên.
Thế là hai chú chuột ngồi ngay vào bàn. Gà Trống nói:
– Đợi chút nào! Các bạn hãy nói cho biết, ai tìm ra bông lúa?
– Anh chứ ai – Cả hai cùng nói.
– Thế ai giã lúa? – Gà Trống hỏi.
– Anh giã lúa – Cả hai chuột lí nhỉ trả lời.
– Ai mang bột đến cối xay?
– Cũng lại anh – Hai con trả lời giọng càng nhỏ hơn.
– Ai nhào bột? Ai mang củi? Ai nhóm lò? Ai nướng bánh?
– Anh làm tất cả! Anh làm tất cả!
– Thế các bạn làm gì?
Biết trả lời thế nào? Crúc và Véc lúng túng, đi ra khỏi bàn. Gà Trống không giữ. Vì không nên mời kẻ lười biếng ăn bánh.
Tiếng Việt lớp 3 trang 119 Câu 1: Nói về một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường dựa vào gợi ý:
Trả lời:
Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và phát triển của con người. Chính vì vậy trường em thường xuyên phát động phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Mỗi ngày ngoài việc quét dọn lớp học, sắp xếp bàn ghế, vào giờ ra chơi chúng em còn thay phiên nhặt rác ở sân trường, thu gom vỏ bánh kẹo. Vì thế sân trường, lớp học luôn sạch sẽ thoáng mát. Bên cạnh đó, chúng em còn phân công chăm sóc, tưới nước, bón phân cho các chậu kiểng, bồn hoa. Ngoài ra, chúng em còn thường xuyên bổ sung thêm cây kiểng, để lắp đầy mảng xanh sân trường. Phong trào này được các bạn hưởng ứng rất tích cực. Vì giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp, tạo môi trường học tập thân thiện, sẽ giúp chúng em thêm năng động và yêu thích đến trường hơn. Để mỗi ngày đến trường với chúng em là một ngày vui vẻ và đầy ý nghĩa.
Tiếng Việt lớp 3 trang 119 Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) về một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Hôm đó là sáng chủ nhật, em với Băng Tâm rủ nhau ra vườn hoa đi dạo. Hai đứa đang chăm chú ngắm nhìn những đóa hồng nhung vừa mới hé nở và những con bướm nhiều màu đang bay lượn quanh khóm hồng. Đột nhiên nghe tiếng gọi: "Phương Thảo! Lại đây mình cho cái này, tuyệt lắm!" em cùng với Băng Tâm bước đến: "A! Trang Nhung hả! Bạn đi với ai đấy?", "tớ đi một mình". Vừa nói Trang Nhung vừa mở chiếc khăn mùi soa gói ba cái bông hồng khoe: "Cả công viên, mình chỉ chọn được ba bông này thôi, hai bạn thấy có đẹp không?" Em nhìn Băng Tâm, Băng Tâm nhìn em. Cả hai đứa chưa biết nói sao, thì Trang Nhung lại giục: "Đi, đi nào! Chúng mình lùng sục xem còn có bông nào đẹp nữa thì hái nốt". Em vội ngăn lại: "Đừng Trang Nhung, ai cũng làm thế thì chả mấy chốc vườn hoa sẽ hết sạch còn gì để mà ngắm nữa!" Thấy vẻ mặt Trang Nhung gợn buồn một lúc rồi bỗng tươi tỉnh trở lại: "Ừ nhỉ. Thảo nói đúng. Cảm ơn Thảo đã nhắc nhở mình!" Trên đường về, em thấy lòng mình vui, vì đã làm được một việc tốt.
Tiếng Việt lớp 3 trang 119 Câu 3: Trao đổi với bạn những điều em thích ở bài viết của bạn.
Trả lời:
- Em trao đổi với bạn về bài viết và học tập.
Tiếng Việt lớp 3 trang 119 Vận dụng 1: Chia sẻ với bạn về một bức tranh thiên nhiên.
Trả lời:
Tiếng Việt lớp 3 trang 119 Vận dụng 2: Nói 1-2 câu về hình ảnh em thích trong bức tranh
Trả lời:
Bức tranh là cảnh hai bạn nhỏ thả diều trên khung cảnh thanh bình ở làng quê. Xa xa là cảnh cưỡi trâu. Khung cảnh nhiều cây xanh, làng ruộng mang đặc trưng của làng quê.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Hương vị Tết bốn phương