Tài liệu tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Ngữ văn lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ ý gồm có 5 bài tóm tắt tác phẩm Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 11.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu ngắn nhất
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 1
Trong văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu, Thiện Sĩ kết duyên với Thị Kính. Sau khi Thị Kính cầm dao xén râu của chồng và bị oan khi bố mẹ chồng đổ tội cho nàng, Thị Kính giả trai lên chùa Vân Tự với pháp hiệu Kính Tâm. Trong khi đó, Thị Mầu có con với người khác và bị làng bắt phạt. Thị Mầu khai rõ ràng là con của Kính Tâm và đem con của mình bỏ cho Thị Kính nuôi. Kính Tâm ròng rã ba năm, mỗi ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Trước khi qua đời, Kính Tâm viết thư để lại cho cha mẹ và mọi người đã đồng lòng lập đàn giải oan cho nàng.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 2
Đoạn trích "Thị Kính nuôi con Thị Mầu" phản ánh một cái nhìn chân thực về xã hội đầy oan trái và phê phán thói bất công với người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thị Kính, xuất thân trong gia đình nghèo khó, bị nghi oan cắt râu chồng và quyết định đi tu, đổi tên thành Kính Tâm. Trong khi đó, Thị Mầu đem lòng yêu Kính Tâm nhưng không được đáp lại nên vu oan cho Kính Tâm làm mình có chửa. Kính Tâm, mặc dù bị sư thầy nghi ngờ nhưng vẫn quyết tâm nuôi nấng đứa trẻ và dành tình thương cho con "khác máu". Tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc rằng dù có khó khăn đến đâu chỉ cần ta sống với cái tâm thiện lành thì mọi chuyện sẽ được hóa giải.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 3
“Quan Âm Thị Kính” là tập truyện thơ có sức ảnh hưởng lớn nhất trong nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam xưa và nay. Trong đó đoạn trích “Thị Kính nuôi con Thị Mầu phản ánh cái nhìn chân thực về xã hội đầy oan trái. Mở đầu là khởi nguồn cho cuộc đời đầy ai oán của Thị Kính. Thị Kính là con gái nhà nghèo lấy chồng là con trai của Phú Ông. Vì bị nghi oan cắt râu cho chồng thành ám sát chồng nên Thị Kính quyết định đi tu và đổi tên thành Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu lẳng lơ, lỡ dở có con với đầy tớ, vì có tâm tình với Kính Tâm nhưng không được đáp lại bèn vu oan cho Kính Tâm làm mình có chửa. Vốn là chú tiểu đi tu ngày đêm chỉ nghe tiếng “tụng niệm khấn nguyền” thì sao mà gây nên cơ sự đó. Thương đứa trẻ bị bỏ rơi cũng “chẳng đành”, Kính Tâm bỏ qua lời bàn tán, vì “trong dạ hiếu sinh” nên một tay nuôi nấng đứa trẻ. Dù là đứa con “khác máu”, dù bị sư thầy nghi ngờ nhưng Kính Tâm một mực tâm niệm rằng cho dù có xây chín tháp “phù đồ” cũng không bằng cứu đỗi một sinh mệnh. Kính Tâm chăm sóc cho đứa trẻ như “giọt màu tình thân”, mong cho đứa trẻ lớn lên thành người tốt, “cơ cầu” giỏi giang. Bằng ca từ bình dị nhưng không kém phần sắc sảo, đoạn trích lột tả rõ nét số phận nghiệt ngã của Kính Tâm, điển hình cho số phận của người phụ nữ xưa. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm dù có khó khăn đến đâu chỉ cần ta sống với cái tâm thiện lành thì mọi chuyện sẽ được hóa giải.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 4
Đoạn trích “Thị Kính nuôi con Thị Mầu” thể hiện cái nhìn đa chiều, phê phán thói bất công với người phụ nữ trong xã hội phong kiến, điển hình ở nhân vật Thị Kính. Thị Kính là người con gái xinh đẹp, giỏi giang nhưng xuất thân trong gia đình nghèo khó nên chỉ biết nhún nhường sống trong nhà chồng Thiện Sỹ - con của phú ông. Vì hiểu nhầm không đáng có mà Thị Kính định quyên sinh, nhưng nghĩ cha mẹ ở nhà không ai chăm sóc, Thị Kính quyết cạo đầu đi tu, giải làm chú tiểu, đổi tên thành Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có nàng Thị Mầu lẳng lơ đem lòng mến chú tiểu Kính Tâm nhưng nhận lại được sự thờ ơ nên nàng ta đem lòng sinh ghét. Vì bản tính phóng khoáng quá mức, ngàn ta lỡ có chửa với đầy tớ, vì nỗi bực trong lòng, nàng bèn đổ vỏ cho Kính Tâm. Đường đường là nhà sư trân chính, nhận đứa trẻ nuôi nấng thì chẳng rằng là thú nhận nôi oan ức này, nhưng bỏ rơi một sinh mệnh cũng “chẳng đành”, nên Kính Tâm nhận về nuôi dưỡng mặc cho lời đàm tiếu, dị nghị thì “ phúc vẫn là làm phúc”. Quả thật quá đỗi xót thương cho phận người con gái đã bị dồn nén đến đường cùng nhưng vẫn chọn hi sinh vì người khác. Chính tấm lòng từ bi đó đã cảm hóa được người thầy của Kính Tâm. Kinh Tâm hết mực yêu thương con đứa con “khác máu” đó như “giọt máu tình thâm”. Chịu cảnh “mẹ vò nuôi con nhện” nhưng Kính Tâm vẫn cầu mong cho con lớn lên được trưởng thành, cơ đồ sáng lạng. Qua đoạn trích, ta thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm rằng dù có là ai, có khốn khó đến nhường nào, thì cái tấm lòng từ bi sẽ quật ngã được cảnh ngộ đó.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 5
Văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu kể về câu chuyện của Thị Kính và Thị Mầu. Thị Kính bị oan khi cầm dao xén râu của chồng và bị đuổi về nhà bố đẻ. Để tránh bị truy sát, Thị Kính giả trai và vào tu ở chùa Vân Tự với pháp hiệu Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, mang thai với người ở nhà phú ông nhưng bị làng bắt phạt. Thị Mầu khai rõ ràng là con của Kính Tâm, khiến cho Kính Tâm bị đuổi ra khỏi chùa. Thị Mầu đem con của mình bỏ cho Kính Tâm nuôi. Trải qua ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày để nuôi con của Thị Mầu. Khi sức lực cạn kiệt, Kính Tâm viết thư để lại cho cha mẹ và qua đời. Sau khi biết được sự thật, mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm và biết được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 6
Thiện Sĩ, con của Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính - con gái Mãng Ông. Một đêm nọ khi Thị Kính đang ngồi khâu còn chồng đang đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, thì bỗng dưng nàng nhìn thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình sợ hãi hét toáng lên thì bố mẹ chồng chạy vào vu oan cho Thị Kính có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Từ đó, Thị Kính giả nam lên chùa Vân Tự được thầy đặt tên là Kính Tâm. Thị Mầu có con với người ở nhà phú ông nhưng đã đổ cho là con của Thị Kính, rồi đem con bỏ cho Thị Kính. Tiểu Kính hằng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 7
Thị Kính, một cô gái hiền lành, chất phác, kết hôn với Thiện Sĩ - con trai một gia đình giàu có. Do một hiểu lầm, Thị Kính bị oan ức và phải trốn vào chùa Vân Tự, đổi tên thành Kính Tâm. Trong khi đó, Thị Mầu, một cô gái giàu có nhưng lại có tính tình lẳng lơ, đã có con với người ở trong nhà nhưng khi bị làng bắt phạt thì lại đổ vạ cho Kính Tâm. Thị Mầu đem con bỏ lại chùa cho Kính Tâm nuôi dưỡng. Suốt ba năm trời, Kính Tâm đã một mình chăm sóc đứa trẻ, ngày ngày đi xin sữa để nuôi con. Cuối cùng, vì quá sức, Kính Tâm đã qua đời. Trước khi mất, nàng đã để lại một bức thư bày tỏ nỗi oan khuất của mình. Nhờ bức thư này, mọi người mới biết được sự thật và đã lập đàn giải oan cho Kính Tâm.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 8
Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãnh ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toán xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Khi sức lực kiệt, Kính Tâm viết thư để lại cho cha mẹ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 9
Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Khi sức càn lực kiệt, Kính Tâm viết thư để lại cho cha mẹ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 10
Văn bản kể về việc Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 11
Đoạn trích dưới đây là sự việc Thị Mầu lên chùa về vãn tiểu Kinh Tâm. Thiện Sĩ kết duyên cùng Thị Kính. Vào một đêm nọ khi Thị Kính đang ngồi khâu còn chồng là Thiện Sĩ đang đọc sách thì bỗng dưng nàng nhìn thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao xén đi. Thiện Sĩ giật mình sợ hãi hét toáng lên thì bố mẹ chồng chạy vào vu oan cho Thị Kính có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Từ đó, Thị Kính giả nam lên chùa Vân Tự được thầy đặt tên là Kính Tâm. Thị Mầu có con với người ở nhà phú ông nhưng đã đổ cho là con của Thị Kính, rồi đem con bỏ cho Thị Kính. Từ đó, Thị Kính nuôi con của Thị Mầu bằng cách ngày ngày đi xin sữa. Ba năm sau, trước khi mất Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình sư cụ và mọi người trong đã đồng lòng lập đàn giải oan cho Kính Tâm.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 12
Thị Kính là một cô gái xinh đẹp, xuất thân trong gia đình nghèo khó và chỉ biết nhún nhường sống trong nhà chồng Thiện Sỹ - con của phú ông. Vì hiểu nhầm không đáng có mà Thị Kính định quyên sinh, nhưng nghĩ cha mẹ ở nhà không ai chăm sóc, Thị Kính quyết cạo đầu đi tu, giải làm chú tiểu, đổi tên thành Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có nàng Thị Mầu lẳng lơ đem lòng mến chú tiểu Kính Tâm nhưng nhận lại được sự thờ ơ nên nàng ta đem lòng sinh ghét. Vì bản tính phóng khoáng quá mức, ngàn ta lỡ có chửa với đầy tớ, vì nỗi bực trong lòng, nàng bèn đổ vỏ cho Kính Tâm. Đường đường là nhà sư trân chính, nhận đứa trẻ nuôi nấng thì chẳng rằng là thú nhận nôi oan ức này, nhưng bỏ rơi một sinh mệnh cũng “chẳng đành”, nên Kính Tâm nhận về nuôi dưỡng mặc cho lời đàm tiếu, dị nghị thì “phúc vẫn là làm phúc”. Quả thật quá đỗi xót thương cho phận người con gái đã bị dồn nén đến đường cùng nhưng vẫn chọn hi sinh vì người khác. Chính tấm lòng từ bi đó đã cảm hóa được người thầy của Kính Tâm. Kinh Tâm hết mực yêu thương con đứa con “khác máu” đó như “giọt máu tình thâm”. Chịu cảnh “mẹ vò nuôi con nhện” nhưng Kính Tâm vẫn cầu mong cho con lớn lên được trưởng thành, cơ đồ sáng lạng. Qua đoạn trích, ta thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm rằng dù có là ai, có khốn khó đến nhường nào, thì cái tấm lòng từ bi sẽ quật ngã được cảnh ngộ đó.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 13
Thị Kính, một cô gái hiền lành chất phác, đã phải chịu đựng nỗi oan khiên tột cùng khi bị chồng và gia đình chồng vu oan, buộc phải lên chùa tu hành. Thị Mầu, con gái một nhà giàu trong làng, mang thai với người ở nhưng lại đổ oan cho Thị Kính. Suốt ba năm trời, Thị Kính đã âm thầm nuôi nấng đứa trẻ với tấm lòng nhân hậu. Cuối cùng sức cùng lực kiệt, nàng qua đời trong sự oan ức, để lại cho đời một bài học sâu sắc về lòng tốt và sự bất công. Câu chuyện kết thúc bằng việc mọi người lập đàn giải oan cho Thị Kính, tôn vinh tấm lòng nhân hậu và sự hy sinh cao cả của nàng.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 14
Thị Kính là một cô gái hiền lành, chất phác. Vì một hiểu lầm đáng tiếc, nàng bị chồng và gia đình chồng vu oan nên đã phải trốn vào chùa, giả làm nam nhi để tránh tai tiếng. Trong khi đó, Thị Mầu, con gái một nhà giàu, lại mang thai với người làm trong nhà. Để che giấu chuyện này, nàng đã đổ oan cho Thị Kính và đem con đến chùa nhờ Thị Kính nuôi nấng. Suốt ba năm trời, Thị Kính đã hết lòng chăm sóc đứa trẻ, bất chấp những khó khăn và sự oan ức. Nàng đã dành tất cả tình yêu thương của mình cho đứa bé, không hề oán trách. Tuy nhiên, vì kiệt sức và bệnh tật, cuối cùng Thị Kính cũng qua đời. Trước khi nhắm mắt, nàng đã viết một bức thư để lại, bày tỏ sự thật và mong muốn được giải oan. Khi mọi người đọc được bức thư của Thị Kính, họ mới hiểu ra sự thật và vô cùng thương xót cho số phận của nàng. Câu chuyện kết thúc bằng việc người làng lập đàn giải oan cho Thị Kính, tôn vinh tấm lòng nhân hậu và sự hy sinh cao cả của nàng.
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 15
Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.
Nội dung chính Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu
Thị Mầu mang thai nhưng khi bị bắt nên đã khai gian là của Thị Kính, đến khi Thị Mầu sinh, mang con đến chùa ăn vạ, Kính Tâm đã nuôi đứa trẻ ròng rã 3 năm trời, việc xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng.
Xem thêm các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tóm tắt Người ngồi đợi trước hiên nhà
Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu
Tóm tắt Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
Tóm tắt Đồ gốm gia dụng của người Việt
Tóm tắt Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài