Bố cục bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu chuẩn nhất - Chân trời sáng tạo

2.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bố cục bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Ngữ văn lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo chuẩn nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bố cục bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu chuẩn nhất

Bố cục văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Gồm 2 phần 

+ Phần 1: Từ đầu đến “Xót tình măng sữa nâng vào trong tay

” - Thị Kính bị đổ oan và nuôi con cho Thị Mầu

+ Phần 2: Còn lại – Tình yêu mà Thị Kính dành cho đứa trẻ.

Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

Nội dung chính Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Thị Mầu mang thai nhưng khi bị bắt nên đã khai gian là của Thị Kính, đến khi Thị Mầu sinh, mang con đến chùa ăn vạ, Kính Tâm đã nuôi đứa trẻ ròng rã 3 năm trời, việc xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng.

Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 1

Đoạn trích "Thị Kính nuôi con Thị Mầu" phản ánh một cái nhìn chân thực về xã hội đầy oan trái và phê phán thói bất công với người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thị Kính, xuất thân trong gia đình nghèo khó, bị nghi oan cắt râu chồng và quyết định đi tu, đổi tên thành Kính Tâm. Trong khi đó, Thị Mầu đem lòng yêu Kính Tâm nhưng không được đáp lại nên vu oan cho Kính Tâm làm mình có chửa. Kính Tâm, mặc dù bị sư thầy nghi ngờ nhưng vẫn quyết tâm nuôi nấng đứa trẻ và dành tình thương cho con "khác máu". Tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc rằng dù có khó khăn đến đâu chỉ cần ta sống với cái tâm thiện lành thì mọi chuyện sẽ được hóa giải.

Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - mẫu 2

“Quan Âm Thị Kính” là tập truyện thơ có sức ảnh hưởng lớn nhất trong nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam xưa và nay. Trong đó đoạn trích “Thị Kính nuôi con Thị Mầu phản ánh cái nhìn chân thực về xã hội đầy oan trái. Mở đầu là khởi nguồn cho cuộc đời đầy ai oán của Thị Kính. Thị Kính là con gái nhà nghèo lấy chồng là con trai của Phú Ông. Vì bị nghi oan cắt râu cho chồng thành ám sát chồng nên Thị Kính quyết định đi tu và đổi tên thành Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu lẳng lơ, lỡ dở có con với đầy tớ, vì có tâm tình với Kính Tâm nhưng không được đáp lại bèn vu oan cho Kính Tâm làm mình có chửa. Vốn là chú tiểu đi tu ngày đêm chỉ nghe tiếng “tụng niệm khấn nguyền” thì sao mà gây nên cơ sự đó. Thương đứa trẻ bị bỏ rơi cũng “chẳng đành”, Kính Tâm bỏ qua lời bàn tán, vì “trong dạ hiếu sinh” nên một tay nuôi nấng đứa trẻ. Dù là đứa con “khác máu”, dù bị sư thầy nghi ngờ nhưng Kính Tâm một mực tâm niệm rằng cho dù có xây chín tháp “phù đồ” cũng không bằng cứu đỗi một sinh mệnh. Kính Tâm chăm sóc cho đứa trẻ như “giọt màu tình thân”, mong cho đứa trẻ lớn lên thành người tốt, “cơ cầu” giỏi giang. Bằng ca từ bình dị nhưng không kém phần sắc sảo, đoạn trích lột tả rõ nét số phận nghiệt ngã của Kính Tâm, điển hình cho số phận của người phụ nữ xưa. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm dù có khó khăn đến đâu chỉ cần ta sống với cái tâm thiện lành thì mọi chuyện sẽ được hóa giải.

Giá trị nội dung Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

- Văn bản kể về việc Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng.

Giá trị nghệ thuật Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

-  Nghệ thuật sáng tác của tác phẩm Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu thành công khi khắc họa nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự, trữ tình, cách kể dễ hiểu dễ đi sâu vào tâm lí con người, giúp câu chuyện trở nên dễ nghe, dễ đọc và dễ hiểu hơn khi đến tay của các độc giả.

Đọc tác phẩm Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

(Trích Quan Âm Thị Kính – truyện thơ khuyết danh Việt Nam)

[...]

Tiểu đương tụng niệm khấn nguyền,

Bỗng nghe tiếng trẻ tá lên giật mình.

Ngoảnh đi thì dạ chẳng đành,

Nhận ra thì hoá là tình chẳng ngay.

Góm thay mặt dạn mày dày,

Trân trận rằng giả con đây mà về.

Khéo xui ra đứa làm rễ riếu- mình.

Nhưng mà trong dạ hiếu sinh,

Phúc thì làm phúc, do thì đành do.

Cá trong chậu nước sơn sơ,

Thì nay chẳng cứu, còn chờ khi nao.

Chẳng sinh cũng chịu cù lao,

Xót tình măng sữa nâng vào trong tay.

Bữa sau sư phụ mới hay,

Dạy rằng: “Như thế thì thầy cũng nghi.

Phỏng như khác máu ru thì,

Con ai mặc nấy can gì đa mang”.

Bạch rằng: “Muôn đội thầy thương,

Xưa nay thầy dạy mọi đường nhỏ to.

Dẫu xây chín đợt phù đồ,

Sao bằng làm phúc cứu cho một người.

Vậy nên con phải vâng lời,

Mệnh người dám lấy làm choi mà liều”.

Sư nghe thưa lại mấy điều,

Khen rằng: “Cũng có ít nhiều từ tâm

Rõ là nước lã mà nhầm, 

Cũng đem giọt máu tình thâm hòa vào

Mẹ vò thì sữa khát khao,

Lo nuôi con nhện làm sao cho tuyền.

Nâng niu xiết nỗi truân chuyên,

Nhai cơm móm sữa để nên con người.

Đến dân ai cũng chê cười,

Tiểu kia tu có trót đời được đâu.

Biết chăng một đứa thương đâu,

Mình là hai với Thị Mầu là ba?

Ra công nuôi bộ' thực là,

Nhưng buồn có trẻ hoá ra đỡ buồn.

Khi trống tàn, lúc chuông dồn,

Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày.

Phù trì như thổi ra ngay,

Lợ phương hoạt ấu lọ thầy bảo anh.

Bùa thiêng đã sẵn kim kinh,

Ma vương kia cũng phải kiêng lọ là

Thoi đưa tháng trọn ngày qua,

Mấy thu mà đã lên ba tuổi rồi.

Con mày mà giống cha nuôi,

Hình dung ý tử khác nào bản sinh.

Mai ngày đến lúc trưởng thành,

Cơ cầu dễ rạng tiền trình hơn xưa.

[...]

(Trích Quan Âm Thị Kinh, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 10, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 411 – 413)

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bố cục Người ngồi đợi trước hiên nhà

Bố cục Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Bố cục Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một

Bố cục Đồ gốm gia dụng của người Việt

Bố cục Chân quê

Đánh giá

0

0 đánh giá