Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý những điều gì

1 K

Với giải Câu hỏi trang 140 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Câu hỏi trang 140 KHTN lớp 8: Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý:

- Cần dò tìm được vị trí động mạch để làm ngừng sự chảy máu ở vết thương.

- Buộc dây garô ở vị trí gần sát vết thương (cao hơn vết thương về phía tim).

- Buộc dây garô với lực ép đủ làm cầm máu, tránh trường hợp thắt quá chặt gây dập nát tổ chức phần mềm, gây liệt chi hoặc trường hợp thắt garô không đủ chặt làm máu tiếp tục chảy, đồng thời ứ tắc tĩnh mạch có thể gây tím thẫm.

- Ghi chú thời gian đặt garô, không buộc quá lâu vì có thể làm hoại tử phần cơ quan bên dưới chỗ thắt garô.

LÝ THUYẾT THỰC HÀNH: THỰC HIỆN TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH CẤP CỨU NGƯỜI BỊ CHẢY MÁU, TAI BIẾN, ĐỘT QUỴ VÀ ĐO HUYẾT ÁP

1. Mục tiêu

- Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ.

- Thực hiện được các bước đo huyết áp.

2. Chuẩn bị

- Băng gạc (1 cuộn), gạc (1 gói), bông y tế (1 gói), dây cao su hoặc dây vải, vải mềm (1 miếng kích thước 10 cm × 30 cm), cồn iodine.

- Huyết áp kế (huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử), ống nghe tim phổi.

3. Cách tiến hành

a) Sơ cứu cầm máu trong các trường hợp giả định

* Sơ cứu chảy máu mao mạch và tĩnh mạch

Bước 1: Dùng ngón tay bịt chặt miệng vết thương cho tới khi thấy máu không chảy nữa.

Bước 2: Sát trùng vết thương bằng cồn iodine.

Bước 3: Che kín miệng vết thương băng bông, gạc, băng gạc.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

* Sơ cứu chảy máu động mạch cánh tay

Bước 1: Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì ấn mạnh để ngừng chảy máu ở vết thương.

Bước 2: Buộc dây garô.

Dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát vết thương (cao hơn vết thương về phía tim) với lực ép đủ làm cầm máu.

Bước 3: Sát trùng vết thương bằng cồn iodine rồi che kín miệng vết thương.

Bước 4: Đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

b) Sơ cứu đột quỵ

- Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm đột ngột hôn mê, mất ý thức, tê bì tay chân, đau đầu dữ dội, mất thăng bằng, không nói được, méo mồm, giảm thị lực,… Khi phát hiện người có các biểu hiện trên, cần tiến hành sơ cứu theo các bước sau:

Bước 1: Gọi người trợ giúp và nhanh chóng gọi cấp cứu 115.

Bước 2: Trong thời gian chờ xe cấp cứu đến, cần đặt phần đầu và lưng nạn nhân nằm nghiêng để tránh bị sặc đường thở.

Bước 3: Nới lỏng quần áo cho rộng, thoáng; mở phần cổ áo để kiểm tra tình trạng hô hấp của nạn nhân.

Bước 4: Dùng vải mềm quấn vào ngón tay trỏ rồi lấy sạch đờm, dãi trong miệng nạn nhân.

Bước 5: Ghi lại thời điểm nạn nhân khởi phát biểu hiện đột quỵ, những loại thuốc mà nạn nhân đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.

c) Đo huyết áp (bằng huyết áp kế đồng hồ)

Bước 1: Yêu cầu người đo huyết áp nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, duỗi thẳng cánh tay. Xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe.

Bước 2: Quấn vòng bít của huyết áp kế quanh vị trí đặt ống nghe.

Bước 3: Vặn chặt núm xoay và bóp quả bóng cao su để bơm khí vào vòng bít của huyết áp kế cho đến khi đồng hồ chỉ khoảng 160 – 180 mmHg thì dừng lại.

Bước 4: Vặn ngược núm xoay từ từ để xả hơi, đồng thời đeo ống nghe tim phổi để nghe thấy tiếng đập đầu tiên, đó là huyết áp tối đa. Tiếp tục nghe cho đến khi không có tiếng đập nữa, đó là huyết áp tối thiểu.

4. Kết quả

- Đọc chỉ số đo huyết áp của bản thân và các bạn trong nhóm. Nhận xét về chỉ số đo được, biết rằng huyết áp bình thường tối thiểu là từ 60 mmHg đến dưới 90 mmHg và tối đa là từ 90 mmHg đến dưới 140 mmHg.

Đánh giá

0

0 đánh giá