Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức (cả năm) mới nhất 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức mới nhất được biên soạn đầy đủ bám sát chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời Thầy/cô và các bạn đón xem:

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức (cả năm)

TUẦN 01:

Thứ …. ngày ……  tháng ……  năm ……….

Tiết 1, 2:

LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG LỚP, BẠN BÈ;

LÀM QUEN VỚI ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

I. MỤC TIÊU:

Qua bài học, HS cần đạt:

1. Phẩm chất:

- Yêu quý lớp học - nơi diển ra những hoạt động học tập thú vị.

- Biết cách làm quen, kết bạn. Hiểu và gần gũi bạn bè trong lớp, trong trường.

2. Năng lực:

- Làm quen với trường lớp.

- Gọi đúng tên, hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập.

- Phát triển kĩ năng nói, thêm tự tin khi giao tiếp.

- Có kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa.

II. CHUẨN BỊ:

GV&HS:

- Nắm vững các nguyên tắc giao tiếp khi chào hỏi, giới thiệu, làm quen.

- Biết một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập trong các phương ngữ (miền Nam, cái bút gọi là cái viết, cái tẩy gọi là cục gôm,…).

- Hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập cần thiết đối với HS như sách, vở, phấn bảng, bút mực, bút chì,…Hiểu thêm công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng học tập khác ( đồ dùng không bắt buộc) như bộ thẻ chữ cái, máy tính bảng,…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

1. Khởi động (TGDK 3 – 5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo không khí hứng khởi cho HS khi ngày đầu tiên bước vào lớp1

b. Cách tiến hành:

- GV chúc mừng HS đã được vào lớp 1.

- GV giới thiệu bản thân: họ tên, tuổi,…

2. Khám phá (TGDK 20 phút)

2.1. Hoạt độngLàm quen với trường lớp

a. Mục tiêu: HS làm quen với trường, lớp & một số quy định của lớp học.

b. Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát SHS (trang 7) và trả lời các câu hỏi:

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức (cả năm) mới nhất 2023 (ảnh 1)

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào thời điểm nào?

+ Khung cảnh gồm những gì?

- HS trả lời.

- GV chốt lại câu trả lời câu trả lời: Tranh vẽ cảnh trường học, vào giờ ra chơi…

- Cho HS kể tên những phòng, dãy nhà có trong trường mình.

- Khi HS trả lời câu hỏi của GV, GV kết hợp nhắc nhở HS thực hiện tốt những quy định như: Đứng lên chào thầy cô khi thầy cô bước vào lớp, giữ trật tự trong giờ học, giữ gìn vệ sinh chung.

2.2. Hoạt động 3: Làm quen với bạn bè

a. Mục tiêu: HS biết làm quen với bạn mới

b. Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát tranh trong SHS (trang 7) và trả lời các câu hỏi:

+ Tranh vẽ những ai?

+ Các bạn HS đang làm gì?

+ Đến trường học, Hà và Nam mới quen nhau. Theo em, để làm quen, các bạn sẽ nói với nhau thế nào?...

- GV thống nhất câu trả lời của HS.

- GV giới thiệu chung về cách làm quen với bạn mới: chào hỏi, giới thiệu bản thân.

- HS chia nhóm đôi, đóng vai trong tình huống bạn mới quen.

- Đại diện vài nhóm lên trình bày trước lớp.

- GV nhận xét.

TIẾT 2

* Khởi động: GV bắt bài hát cho cả lớp hát vui.

2.3. Làm quen với đồ dùng học tập (TGDK 25 phút)

a. Mục tiêu: HS biết công dụng và cách bảo quản đồ dùng học tập

b. Cách tiến hành:

- HS quan sát tranh (trang 8a SHS) và gọi tên các đồ dùng học tập.

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức (cả năm) mới nhất 2023 (ảnh 2)

- GV đọc tên từng dồ dùng học tập, yêu cầu HS đưa ra đồ dùng học tập tương ứng.

VD: bảng con, phấn, bút chì,…

- HS quan sát tranh (trang 8b), trao đổi theo nhóm đôi về công dụng và cách sử dụng đồ dùng học tập trong mỗi tranh.

- HS nói về đồ dùng học tập của mình đang có.

- GV chốt lại công dụng của từng đồ dùng có trong tranh và hướng dẫn cách giữ gìn các đồ dùng học tập. GV hỏi:

+ Phải làm thế nào để sách vở không bị rách, quăn mép?

+ Có cần để bút vào hộp không? Vì sao?....

-  HS trả lời, các HS khác nhận xét.

-  GV nhận xét, hướng dẫn HS cách giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập: Sách vở phải bao bìa cẩn thận, xếp ngay ngắn và cặp, mở sách vở nhẹ nhàng, viết, thước kẻ, cục tẩy,… phải để vào hộp bút cẩn thận, nếu không giữ gìn cẩn thận sẽ bút sẽ gãy ngòi, thước kẻ dễ bị gãy,…

3. Củng cố (TGDK 5 – 7 phút)

- Giải câu đố về đồ dùng học tập.

- Cách tiến hành:

+ HS chơi theo nhóm 4.

+ GV đọc lần lượt các câu đố, sau đó cho nhóm thảo luận và giành quyền ưu tiên trả lời. Kết thúc cuộc chơi nhóm nào giành được quyền trả lời nhiều nhất là thắng cuộc.

Các câu đố sau:

1. Áo em có đủ sắc màu

Thân em trắng muốt, như nhau thẳng hàng

Mỏng, dày là số ở trang

Lời thầy cô, kiến thức vàng trong em ?

2. Gọi tên, vẫn gọi là cây

Nhưng đâu có phải đất này mà lên,

Suốt đời một việc chẳng quên

Giúp cho bao chữ nối liền với nhau.

3. Nhỏ như cái kẹo

Dẻo như bánh giầy

Ở đâu mực dây

Có em là sạch.

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS

- Dặn HS thực hành giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập, thực hiện đúng các quy định khi giáo tiếp với thầy cô và bạn bè.

 

----------------------------------------------

 

Thứ ….  ngày ……  tháng ……  năm ……….

Tiết 3,4 :

LÀM QUEN VỚI TƯ THẾ ĐỌC, VIẾT, NÓI, NGHE

I. MỤC TIÊU:

Qua bài học, HS cần đạt :

1. Phẩm chất:

- Biết và thực hiện các tư thế đúng, tránh tư thế sai khi đọc, viết, nói, nghe.

- Giúp các bạn khác rèn tư thế đúng khi đọc, viết, nói, nghe.

2. Năng lực:

- Thêm tự tin khi giao tiếp (thông qua trao đổi, nhận xét về các tư thế đúng, sai khi đọc, viết, nói, nghe); thêm gần gũi bạn bè, thầy cô.

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa.

II. CHUẨN BỊ

- GV :

+ 4 hình tròn để HS tô màu.

+ Tranh ngồi đọc đúng, đọc sai tư thế.

+ Nắm vững các quy định về tư thế đúng khi đọc, viết, nói, nghe; hiểu thực tế để minh họa, phân tích và giúp học sinh phòng ngừa các lỗi thường mắc lỗi phải khi đọc, viết, nói, nghe.

 - HS: Hiểu rõ tác hại của việc sai tư thế khi đọc, viết, nói, nghe( về hiệu quả học tập, nhận thức, sức khỏe…).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 3

1. Khởi động (TGDK 3 – 5 phút)

a. Mục tiêu: củng cố lại cho HS về cách cầm bút đúng tư thế.

b. Cách tiến hành:

- HS chơi trò chơi: 4 HS cầm bút tô màu vào hình tròn GV đã chuẩn bị. HS dưới lớp quan sát, nhận xét xem bạn nào cầm bút đúng tư thế hơn, hoàn thành bài sớm hơn.

- HS nhận xét bạn.

- GV nhận xét, khen ngợi em làm tốt.

2. Khám phá:

2.1. Hoạt động 1:  Quan sát tư thế đọc ( TGDK 7-10 phút)

a. Mục tiêu: HS biết được tư thế ngồi học đúng

b. Cách tiến hành:

- HS quan sát 2 tranh đầu tiên (trang 9 SHS) và trả lời các câu hỏi:

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức (cả năm) mới nhất 2023 (ảnh 3)

+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?

+ Theo em, tranh nào thể hiện tư thế đúng? Vì sao?

+ Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao?

- GV chốt lại ý đúng.

- GV hướng dẫn và kết hợp làm mẫu tư thế đúng khi ngồi đọc: ngồi ngay ngắn, sách cách mắt khoảng 25- 30cm, tay đặt lên mặt bàn,…

- GV nêu tác hại của việc ngồi đọc sai tư thế: cận thị, cong vẹo cột sống,…

- HS thi nhận diện “Người đọc đúng tư thế” qua tranh GV treo trên bảng lớp.

- HS nhận xét ý kiến của các bạn.

- GV chốt lại.

2.2. Hoạt động 2: Quan sát tư thế viết: (TGDK 7 – 10 phút)

a. Mục tiêu: HS biết được thế nào là ngồi viết đúng tư thế.

b. Cách tiến hành:

- HS quan sát tranh 3,4 trong SHS và trả lời câu hỏi:

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức (cả năm) mới nhất 2023 (ảnh 4)

+ Bạn trong tranh đang làm gì?

+ Theo em, tranh nào thể hiện tư thế đúng? Vì sao?

+ Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao?

- GV nhận xét câu trả lời của HS, thống nhất câu trả lời: Bạn học sinh đang ngồi viết bài. Tranh 3 thể hiện tư thế đúng khi viết: lưng thẳng, mắt cách vở 25- 30 cm, tay trái tì mép vở. Tranh 4 thể hiện tư thế sai khi viết: lưng cong, mắt gần vở, ngực tì vào bàn, tay trái bám vào ghế,…

- HS quan sát tranh 5, 6 trong SHS và trả lời câu hỏi: Tranh nào thể hiện cách cầm bút đúng, tranh nào thể hiện cách cầm bút sai?

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức (cả năm) mới nhất 2023 (ảnh 5)

- GV thống nhất câu trả lời của HS: Tranh 5 thể hiện cách cầm bút đúng: Cầm bút bằng 3 ngón tay…. Tranh 6 thể hiện cách cầm bút sai: Cầm bút bằng 4 ngón tay,…

- GV hướng dẫn và kết hợp làm mẫu tư thế đúng khi viết.

- GV nêu tác hại của việc viết sai tư thế: cong vẹo cột sống, giảm thị lực, chữ xấu, viết chậm,…

- HS nhận diện tư thế viết đúng, sai của các bạn trong lớp.

- GV nhận xét.

2.3. Hoạt động 3: Quan sát tư thế nói, nghe (TGDK 7- 10 phút)

a. Mục tiêu: HS biết nói, nghe đúng tư thế.

b. Cách tiến hành:

- HS quan sát tranh 7 trong SHS (trang 10, 11), trả lời các câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Cô giáo và các bạn đang làm gì?

+ Những bạn nào có tư thế (đứng, ngồi, vẻ mặt, ánh mắt,…) đúng trong giờ học?

+ Những bạn nào có tư thế không đúng?

- GV thống nhất câu trả lời của HS.

- HS thảo luận theo nhóm đôi: Trong giờ học có được nói chuyện riêng không? Muốn nói lên ý kiến riêng phải làm thế nào và tư thế ra sao?

- GV thống nhất câu trả lời của HS & hướng dẫn HS việc cần làm khi muốn phát biểu ý kiến ( phải giơ tay xin phép thầy cô. Khi phát biểu phải đứng ngay ngắn, nói rõ ràng, đủ nghe,…).

TIẾT 4

2.4. Hoạt động 4: Thực hành tư thế đọc (TGDK 10- 12 phút)

a. Mục tiêu: HS biết đúng tư thế.

b. Cách tiến hành:

- HS thực hành theo nhóm 4 ngồi đọc đúng tư thế. Đứng đọc đúng tư thế (trường hợp sách để trên bàn, cầm sách trên tay).

- Đại diện vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, khen ngợi những em có tư thế đúng.

2.5. Hoạt động 5:  Thực hành tư thế viết (TGDK 10- 12 phút)

a. Mục tiêu: HS biết viết đúng tư thế.

b. Cách tiến hành:

- HS thực hành tư thế viết bảng con, viết vở (4 HS thực hành viết vở, 3 HS viết bảng con).

- HS nhận xét tư thế viết của bạn.

- GV nhận xét, chỉnh sửa những HS có tư thế chưa đúng.

2.6. Hoạt động 6:  Thực hành tư thế nói, nghe (TGDK 10- 12 phút)

a. Mục tiêu: HS thực hành tư thế nói, nghe

b. Cách tiến hành:

- HS đóng GV, HS để thực hành tư thế nói và nghe trong giờ học (Vài HS thực hiện)

- HS nhận xét tư thế của các bạn.

- GV nhận xét.

 3. Củng cố: (TGDK 5 - 7 phút)

- Cho HS thực hiện lại việc chào thầy cô khi ra vào lớp.

- Nhận xét chung giờ học.

- Dặn HS vận dụng tốt các tư thế vừa thực hành.

--------------------------------------------------------------------------------

Thứ …. ngày ……  tháng ……  năm ……….

Tiết 5, 6:

LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH;

LÀM QUEN VỚI BẢNG CHỮ CÁI

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, HS cần đạt:

1. Phẩm chất:

Thêm yêu thích và hứng thú với việc học viết, thêm tự tin khi giao tiếp.

2. Năng lực:

- Nhận biết và viết đúng các nét cơ bản các chữ số và dấu thanh; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

- Phát triển kĩ năng đọc, viết.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Nội dung các nét, dấu, chữ cái và các dấu thanh trong SGK phóng to, video bài hát Tập đếm; các thẻ số 0, 1, 2,.., 9, bảng chữ cái.

- HS: Phấn, bảng con, vở Tập viết, bộ đồ dùng lớp 1.

III. CÁC HOẠT DẠY HỌC:

TIẾT 5

1. Khởi động:

a. Mục tiêu: (TGDK 5 - 7 phút)

Tạo không khí phấn khởi cho HS trước khi vào tiết học.

b. Cách tiến hành:

- HS chơi trò “Ngồi học đúng tư thế”

- GV khen ngợi những HS ngồi học đúng tư thế, đẹp.

2. Khám phá

2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu các nét cơ bản (TGDK 10 - 12 phút)

a. Mục tiêu: HS nhận biết và đọc được tên các nét cơ bản

b. Cách tiến hành:

- GV treo tranh 14 nét cơ bản lên bảng lớp, đọc từng nét.

- HS đọc tên các nét (cá nhân, đồng thanh).

- HS nhận xét bạn đọc.

- Nhận xét chỉnh sửa cho HS về: Cách phát âm, cách đứng đọc, giọng đọc.

- HS đọc theo thứ tự hoặc không theo thứ tự các nét cơ bản theo GV chỉ.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

2.2. Hoạt động 2: Giới thiệu và nhận diện các chữ số (TGDK 10 - 12 phút)

a. Mục tiêu: HS nhận được các chữ số

b. Cách tiến hành:

- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn các chữ số như SHS (trang 12).

- GV đọc mẫu các chữ số.

- HS đọc các chữ số (cá nhân, đồng thanh).

- GV nhận xét, hướng dẫn thêm cho những HS đọc chưa chính xác.

- GV giới thiệu cấu tạo của từng số.

- HS quan sát.

2.3. Hoạt động 3: Giới thiệu các dấu thanh (TGDK 10 phút)

a. Mục tiêu: HS nhận được các dấu thanh

b. Cách tiến hành:

- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn các dấu thanh như SHS (trang 12).

- Phân tích cấu tạo và giới thiệu tên gọi của từng dấu thanh. Ví dự: Thanh huyền có cấu tạo là nét xiên trái; thanh ngã có cấu tạo là nét móc hai đầu;…

- HS thi nhận diện các dấu thanh: GV đọc dấu, HS chỉ vào dấu; HS đọc dấu, HS khác chỉ dấu và ngược lại.

- HS nhận xét, GV nhận xét việc HS nhớ tên và cấu tạo của các dấu thanh.

 

TIẾT 6

* Khởi động: Cả lớp cùng nghe nhạc và vỗ tay theo bài hát Tập đếm.

2.4. Hoạt động 4: Luyện viết các nét cơ bản (TGDK 25 - 30 phút)

a. Mục tiêu: HS viết được các nét cơ bản vào bảng con.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu và phân tích cấu tạo của từng nét cơ bản, từng số. Chỉ ra ra nét bắt đầu và nét kết thúc của từng chữ và số kết hợp viết mẫu trên bảng.

- HS quan sát GV viết mẫu từng nét trên bảng lớp.

- HS quan sát GV viết mẫu.

- HS tập viết trên không để định hình cách viết các nét và số. 

- HS viết trên bảng con từng nét.

- HS nhận xét bảng của bạn.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cách viết của HS.

* Củng cố: (TGDK 5 – 7   phút)

- Nhận xét chung giờ học (ưu, khuyết điểm).

- Dặn HS ôn lại bài (viết lại các nét và số vào bảng con)

- Chuẩn bị tiết sau luyện viết vào vở.

 

         --------------------------------------------------------------------------------

Thứ …. ngày ……  tháng ……  năm ……….

Tiết 7, 8:

LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH;

LÀM QUEN VỚI BẢNG CHỮ CÁI

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, HS cần đạt:

1. Phẩm chất:

Thêm yêu thích và hứng thú với việc học viết, thêm tự tin khi giao tiếp.

2. Năng lực:

- Nhận biết và viết đúng các nét cơ bản các chữ số và dấu thanh; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

- Phát triển kĩ năng đọc, viết.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Nội dung các nét, dấu, chữ cái và các dấu thanh trong SGK phóng to, video bài hát Tập đếm; các thẻ số 0, 1, 2,.., 9, bảng chữ cái.

- HS: Phấn, bảng con, vở Tập viết, bộ đồ dùng lớp 1.

III. CÁC HOẠT DẠY HỌC:

TIẾT 7

* Khởi động: (TGDK 5 – 7 phút)

a. Mục tiêu: củng cố lại cho HS về tên gọi và đặc điểm của các nét cơ bản

b. Cách tiến hành:

- HS nêu tên các nét, vài HS lên bảng chỉ. HS nêu tên số, HS khác tìm và giơ số lên.

- HS dưới lớp nhận xét, GV nhận xét tuyên dương HS.

2.5. Hoạt động 5: Luyện viết các nét vào vở (7 nét) (TGDK 20 – 25 phút)

a. Mục tiêu: HS viết được 7 nét cơ bản vào vở Tập viết

b. Cách tiến hành:

- GV đưa các nét, gọi tên và nhắc lại quy trình viết các nét.

- HS lần lượt viết vào bảng con các nét: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu.

- HS nhận xét bảng con của bạn, GV nhận xét.

- GV nhận xét cách viết của HS.

- HS thi viết các nét vào vở (cỡ vừa).

- GV quan sát và chỉnh sửa tư thế ngồi viết, cách cầm bút của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS.

 

TIẾT 8

2.6. Hoạt động 6: Luyện viết các nét vào vở (7 nét) (TGDK 20 – 25 phút)

a. Mục tiêu: HS viết được 7 nét cơ bản tiếp theo vào vở Tập viết

b. Cách tiến hành:

- HS quan sát các nét: cong hở phải, cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa.  Gọi tên từng nét.

- Viết vào bảng con các nét.

- GV chỉnh sửa cho HS.

- HS nhận xét, GV nhận xét.

- HS viết vào vở (cỡ vừa).

- HS nhận xét bài viết của bạn.

- GV nhận xét bài viết của HS.

* Củng cố: (TGDK 5 – 7 phút)

- HS nêu lại tên các nét vừa luyện viết.

- GV nhận xét các nét viết, tư thế ngồi viết, cách cầm bút của HS.

- Dặn HS luyện viết vào vở các nét vừa luyện viết.

 

         --------------------------------------------------------------------------------

Thứ …. ngày ……  tháng ……  năm ……….

Tiết 9, 10:

LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH;

LÀM QUEN VỚI BẢNG CHỮ CÁI

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, HS cần đạt:

1. Phẩm chất:

Thêm yêu thích và hứng thú với việc học viết, thêm tự tin khi giao tiếp.

2. Năng lực:

- Nhận biết và viết đúng các nét cơ bản các chữ số và dấu thanh; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

- Phát triển kĩ năng đọc, viết.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Nội dung các nét, dấu, chữ cái và các dấu thanh trong SGK phóng to, video bài hát Tập đếm; các thẻ số 0, 1, 2,.., 9, bảng chữ cái.

- HS: Phấn, bảng con, vở Tập viết, bộ đồ dùng lớp 1.

III. CÁC HOẠT DẠY HỌC:

TIẾT 9

* Khởi động: (TGDK 5-7 phút)

a. Mục tiêu: củng cố lại cho HS về các nét cơ bản

b. Cách tiến hành:

- HS viết vào bảng con các nét: nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét móc hai đầu.

- HS nhận xét bảng của bạn.

- GV nhận xét.

2.7. Hoạt động 7: Luyện viết các số vào vở (TGDK 20 – 25 phút)

a. Mục tiêu: HS viết được các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 vào vở tập viết.

b. Cách tiến hành:

- HS quan sát, đọc các chữ số.

- GV nhận xét HS đọc.

- GV viết mẫu từng số lên bảng cho HS xem kết hợp hứng dẫn HS quy trình viết.

- HS theo dõi.

- GV cho HS viết bảng con các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5.

- HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cách viết của HS.

- Cho HS tô và viết số vào vở.

- HS nhận xét, GV nhận xét.

* Củng cố: (TGDK 3 - 5 phút)

- Cho HS đọc lại các số vừa viết.

- Động viên khen ngợi HS học tốt.

 

TIẾT 10

2.8. Hoạt động 8: Làm quen với bảng chữ cái và cách đọc âm (TGDK 10 - 15 phút)

a. Mục tiêu: HS được làm quen với bảng chữ cái và cách đọc âm

b. Cách tiến hành:

- GV treo bảng chữ cái (SHS trang 13) phóng to, chỉ vào từng chữ và đọc âm tương ứng.

- HS từng chữ do GV chỉ (CN – ĐT), theo thứ tự và không theo thứ tự.

- HS nhận xét bạn đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc của HS.

- GV giới thiệu với HS chữ in thường và chữ viết thường.

2.9. Hoạt động 9: Luyện kĩ năng đọc âm (TGDK 15 - 20 phút)

a. Mục tiêu: HS luyện đọc âm

b. Cách tiến hành:

- GV đưa chữ a, gọi HS đọc “a”, GV đưa b, HS đọc “bờ”,…

- HS làm việc theo nhóm 4 thay phiên nhau đưa chữ và gọi bạn còn lại trong nhóm đọc.

- GV quan sát, giúp đỡ những nhóm chưa tốt.

- GV đọc to âm bất kì, HS chọn đúng chữ trong bộ đồ dùng của mình và giơ lên.

- GV nhận xét, chỉnh sửa những HS chọn chưa đúng chữ.

- HS thi đọc âm: Cho HS chơi trò chơi Truyền điện. Cách chơi: GV chọn bất kì 1 chữ và gọi 1 HS đọc, HS đọc đúng tiếp tục lấy 1 chữ trong bộ đồ dùng của mình và chỉ bất kì 1 bạn đọc, bạn đọc được lấy tiếp 1 chữ chỉ bạn khác đọc, cứ tiếp tục như thế cho đến khi hết lớp, những bạn nào chưa nhớ chữ thì được quyền nhờ 1 bạn cứu trợ nhưng không được quyền đố chữ bạn mà chỉ có bạn được mời cứu trợ đố.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS đọc đúng chữ.

* Củng cố: (TGDK 5 - 7 phút)

- HS chỉ các chữ trong SHS và đọc.

- Dặn HS đọc lại các chữ ở nhà.

- GV nhận xét tiết học.

 

         --------------------------------------------------------------------------------

Thứ …. ngày ……  tháng ……  năm ……….

Tiết 11, 12:

ÔN LUYỆN CÁC NÉT CƠ BẢN VÀ CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU:

Qua tiết học, giúp HS:

- Củng cố và luyện tập lại các tư thế: nói, nghe, đọc, viết.

- Ôn tập lại cho HS về đọc âm, số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SHS, chữ cái, chữ số, nắm lại các tư thế đọc viết của HS trong lớp và một  số âm mà lớp quên phổ biến.

- HS: SHS, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 11

1. Khởi động: (TKDK 5- 3 phút)

a. Mục tiêu: tạo tâm thế phấn khởi khi vào tiết học.

b. Cách tiến hành

GV cho cả lớp cùng chơi trò chơi hoặc hát vui 1 bài hát.

2. Ôn tập (20 -25 phút)

a. Cho HS thực hành lại tư thế ngồi đọc, viết bài: HS thưc hành theo nhóm (ngồi đọc, đứng đọc, viết bài), sau đó đại diện nhóm lên trình bày.

- Các HS nhận xét.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS thực hành đúng tư thế.

b. Cho HS thực hiện trong nhóm nói và nghe đúng tư thế.

- HS chia nhóm đóng vai.

- Đại diện và nhóm lên trình bày.

- Các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét, chinh sửa cho HS, lưu ý các em khi muốn nói gì phải nhìn vào mắt người đối diện, nói nhẹ nhàng, vừa đủ nghe.

 

TIẾT 12

1. Khởi động: (TKDK 5- 3 phút)

a. Mục tiêu : tạo tâm thế phấn khởi khi vào tiết học.

b. Cách tiến hành

GV bắt nhịp  cho cả lớp cùng hát.

2. Ôn tập (TKDK 20 -25 phút)

a. Ôn tập về đọc âm

- GV treo lại bảng chữ cái, gọi HS đọc.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS, lưu ý cách phát âm các chữ: s, x, r, v

- Một số HS phát âm lại các âm trên.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

b. Ôn tập về đọc, viết số

- GV treo bảng phụ có ghi các chữ số.

- HS đọc lại các số.

- HS lần lượt viết vào bảng con các số 1,2, 3, 4, 5

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

3. Củng cố: (TKDK 2 - 3 phút)

- Nhận xét chung giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có đủ 35 tuần, trên đây trình bày tóm tắt giáo án tuần 1 của Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức.

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá