Em hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến

15.4 K

Với giải Vận dụng 2 trang 32 Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX

Vận dụng 2 trang 32 Lịch sử 7: Em hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến mà em yêu thích. 

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông qua sách báo internet. 

Trả lời:

Một số công trình kiến trúc thời phong kiến của Trung Quốc mà em thích như:

- Tử Cấm Thành (còn gọi là Cố Cung) là một cung điện hoàng gia được xây dựng lần đầu từ năm 1406 đến năm 1420 thời nhà Minh với tổng diện tích là 720.000 mét vuông, tọa lạc tại Đông Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngày nay, nơi đây là điểm du lịch không thể không đến ở Bắc Kinh.

Vạn lý Trường Thành được xây dựng trong suốt 2.000 năm ở biên giới phía bắc của Trung Quốc thời phong kiến, với nhiều lớp tường thành song song với nhau. Tổng chiều dài của Vạn lý Trường Thành là hơn 21.000km, dài hơn một nửa chu vi Trái đất, với chiều cao trung bình 7,8 mét.

Chùa Thiếu Lâm Tự: Chùa được xây dựng vào năm 495, trong triều đại Bắc Ngụy. Sau hơn 1.500 năm tồn tại, nơi đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc. Nó cũng từng nhiều lần bị hủy hoại, và được trùng tu.Chùa nổi tiếng với với các công trình như Thiên vương điện, Thiên Phật điện, Tàng kinh các, Lập Tuyết đình…

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Bộ sử nổi tiếng dưới thời Hán là

A. Sử kí (Tư Mã Thiên).

B. Tứ khố toàn thư.

C. Vĩnh Lạc đại điển.

D. Chiến quốc sách.

Đáp án đúng là: A

Sử kí của Tư Mã Thiên là bộ sử nổi tiếng dưới thời Hán.

Câu 2. Vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?

A. Phù hợp với phong tục tập quán lâu đời của người dân Trung Quốc.

B. Tạo ra hệ thống tôn ti, trật tự phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.

C. Nho giáo được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ, tôn sùng.

D. Nho giáo chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội.

Đáp án đúng là: A

Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc, vì: Nho giáo tạo ra hệ thống tôn ti, trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.

Câu 3. Quần thể kiến trúc cung điện lớn và đẹp nhất Trung Quốc là

A. Di Hòa viên.

B. Viên Minh Viên.

C. Tử Cấm Thành.

D. Cung A Phòng.

Đáp án đúng là: C

Tử Cấm Thành là quần thể kiến trúc cung điện lớn và đẹp nhất Trung Quốc

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 30 Lịch sử 7: Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo. Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?...

Câu hỏi trang 31 Lịch sử 7: - Hãy kể tên ba tác giả tiêu biểu của thơ đường và “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc....

Câu hỏi trang 31 Lịch sử 7: Kể tên các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến. ...

Luyện tập 1 trang 32 Lịch sử 7: Lập bảng và hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc theo mẫu dưới đây:...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:

Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX

Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li

Bài 10: Đế quốc Mô-gôn

Đánh giá

0

0 đánh giá