Dựa vào thông tin mục 1 và kiến thức đã học ở bài 9, hãy so sánh mục tiêu của ASEAN và EU

210

Với giải Câu hỏi trang 62 Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Câu hỏi trang 62 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 1 và kiến thức đã học ở bài 9, hãy so sánh mục tiêu của ASEAN và EU

Lời giải:

So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:

- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…

- Khác nhau:

+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.

+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).

Lý thuyết Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN

1. Mục tiêu

- Năm 2008, Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực đã khẳng định lại các mục tiêu cơ bản trong Tuyên bố ASEAN vào năm 1967 (Tuyên bố Băng Cốc), đồng thời bổ sung thêm 15 mục tiêu.

- Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.

+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).

+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”

2. Cơ chế hoạt động

♦ Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là: không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.

♦ Các cơ quan của ASEAN:

- Cấp cao ASEAN:

+ Đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN.

+ Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên.

+ Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức 2 lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì và có thể được triệu tập khi cần thiết.

- Hội đồng điều phối ASEAN có nhiệm vụ:

+ Chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN (các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN);

+ Điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN;

+ Xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.

- Các Hội Cộng ASEAN có nhiệm vụ:

+ Đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN;

+ Điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.

- Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN:

+ Thực hiện những thỏa thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách;

+ Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Từ khóa :
Địa lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá