Với giải Câu hỏi trang 51 Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á
Câu hỏi trang 51 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 11.4 hãy nêu đặc điểm dân cư nổi bật của khu vực Đông Nam Á.
Lời giải:
Đặc điểm dân cư
- Quy mô sân số:Đông Nam Á có số dân đông, chiếm khoảng 8% số dân thế giới (năm 2020, dân số Đông Nam Á đạt 668.4 triệu người).
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.
- Cơ cấu dân số:
+ Cơ cấu giới tính tương đối cân bằng. Năm 2020, tỉ lệ nam chiếm 49,98% và tỉ lệ nữ chiếm 50,02% tổng số dân.
+ Nhìn chung, khu vực Đông Nam Á có cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số.
- Thành phần dân cư: Đông Nam Á có nhiều nhóm dân tộc khác nhau.
+ Đông Nam Á lục địa là nơi cư trú của người Việt, Thái, Miến Điện,...
+ Người Mã Lai là nhóm dân tộc lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.
+ Người Hoa sinh sống rải rác trên toàn khu vực, tập trung nhiều hơn ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.
- Mật độ dân số:mật độ dân số trung bình là 148 người/km (năm 2020); dân cư phân bố không đồng đều giữa các khu vực và giữa các quốc gia:
+ Đồng bằng và các vùng ven biển có dân cư tập trung đông, vùng núi có dân cư thưa thớt.
+ Xingapo là nước có mật độ dân số cao nhất (8 019 người/km2), Lào là nước có mật độ dân số thấp nhất (32 người/km2) khu vực năm 2020.
- Tỉ lệ dân thành thị:
+Tỉ lệ dân thành thị của khu vực chưa cao (năm 2020 là 49%), có sự phân hóa giữa các quốc gia và có xu hướng tăng nhanh ở nhiều quốc gia (Philíppin, Inđônêxia).
+ Các siêu đô thị của khu vực bao gồm: Manila (Philíppin), Băng Cốc (Thái Lan), Giacácta (Inđônêxia).
Lý thuyết Dân cư và xã hội
1. Dân cư
♦ Đặc điểm
- Quy mô sân số: Đông Nam Á có số dân đông, chiếm khoảng 8% số dân thế giới (năm 2020, dân số Đông Nam Á đạt 668.4 triệu người).
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.
- Cơ cấu dân số:
+ Cơ cấu giới tính tương đối cân bằng. Năm 2020, tỉ lệ nam chiếm 49,98% và tỉ lệ nữ chiếm 50,02% tổng số dân.
+ Nhìn chung, khu vực Đông Nam Á có cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số.
- Thành phần dân cư: Đông Nam Á có nhiều nhóm dân tộc khác nhau.
+ Đông Nam Á lục địa là nơi cư trú của người Việt, Thái, Miến Điện,...
+ Người Mã Lai là nhóm dân tộc lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.
+ Người Hoa sinh sống rải rác trên toàn khu vực, tập trung nhiều hơn ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.
- Mật độ dân số: mật độ dân số trung bình là 148 người/km (năm 2020); dân cư phân bố không đồng đều giữa các khu vực và giữa các quốc gia:
+ Đồng bằng và các vùng ven biển có dân cư tập trung đông, vùng núi có dân cư thưa thớt.
+ Xingapo là nước có mật độ dân số cao nhất (8 019 người/km2), Lào là nước có mật độ dân số thấp nhất (32 người/km2) khu vực năm 2020.
- Vấn đề đô thị hóa:
+ Tỉ lệ dân thành thị của khu vực chưa cao (năm 2020 là 49%), có sự phân hóa giữa các quốc gia và có xu hướng tăng nhanh ở nhiều quốc gia (Philíppin, Inđônêxia).
+ Các siêu đô thị của khu vực bao gồm: Manila (Philíppin), Băng Cốc (Thái Lan), Giacácta (Inđônêxia).
♦ Ảnh hưởng
- Thuận lợi:
+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn.
+ Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất.
+ Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Hạn chế:
+ Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.
+ Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp.
+ Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải.
2. Xã hội
♦ Đặc điểm
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước có nhiều nét tương đồng.
- Có sự xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo...
- Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước vẫn còn chênh lệch nhiều. Xingapo, Brunây là những nước có mức sống cao nhất trong khu vực.
- Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.
♦ Ảnh hưởng
- Sự tương đồng về nhiều mặt trong đời sống văn hóa là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.
- Sự ổn định về chính trị - xã hội là điều kiện thuận lợi để các quốc gia trong khu vực giao lưu hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội.
Video bài giảng Địa Lí 11 Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á - Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Thực hành viết báo cáo về sự phát triển công nghiệp của Cộng hoà liên bang Đức
Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á
Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á
Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Bài 14: Thực hành tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á