Dựa vào thông tin và hình ảnh, trình bày quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam

348

Với giải Câu hỏi trang 87 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 13: Việt Nam và biển Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 13: Việt Nam và biển Đông

Câu hỏi trang 87 Lịch Sử 11: Dựa vào thông tin và hình ảnh, trình bày quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Dựa vào thông tin và hình ảnh, trình bày quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam

Lời giải:

♦ Các tư liệu lịch sử của Việt Nam và thế giới đều cho thấy Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

♦ Quá trình khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có thể chia thành những giai đoạn chủ yếu sau đây:

- Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước năm 1884:

+ Vào thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đến đầu thế kỉ XVIII, bên cạnh Đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo ở Biển Đông, chúa Nguyễn Phúc Chu còn lập ra Đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của Đội Hoàng Sa). Đội Bắc Hải có nhiệm vụ khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên.

+ Hoạt động của các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải tiếp tục được duy trì dưới thời Tây Sơn. Năm 1786, chính quyền Tây Sơn đã ra quyết định sai phái Hội Đức hầu, cai đội Hoàng Sa chỉ huy 4 chiếc thuyền câu, vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ. Ngoài ra, chính quyền Tây Sơn còn thành lập các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Dưới triều Nguyễn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã được tái lập (1803) và đặt trong tổ chức chung của các đội Trường Đà, có nhiệm vụ bảo vệ, quản lí và khai thác sản vật ở các khu vực biển đảo. Thời vua Minh Mạng (1820 - 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như: kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,...

- Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1954:

+ Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua một số hoạt động như: dựng cột mốc chủ quyền, xây dựng hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều cuộc khảo sát khoa học,…

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo Hiệp định Ê-ly-dê ngày 8/3/1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu.

- Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975:

+ Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

+ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc: ban hành các văn bản hành chính nhà nước; cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính…

+ Trong giai đoạn này, về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay).

- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay:

+ Tháng 4/1975, lực lượng hải quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp cùng lực lượng đặc công Quân khu 5 tiến hành giải phóng quần đảo Trường Sa.

+ Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ năm 1976 là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lý thuyết Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

1. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

♦ Các tư liệu lịch sử của Việt Nam và thế giới đều cho thấy Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

♦ Quá trình khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có thể chia thành những giai đoạn chủ yếu sau đây:

- Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước năm 1884:

+ Vào thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đến đầu thế kỉ XVIII, bên cạnh Đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo ở Biển Đông, chúa Nguyễn Phúc Chu còn lập ra Đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của Đội Hoàng Sa). Đội Bắc Hải có nhiệm vụ khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên.

+ Hoạt động của các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải tiếp tục được duy trì dưới thời Tây Sơn. Năm 1786, chính quyền Tây Sơn đã ra quyết định sai phái Hội Đức hầu, cai đội Hoàng Sa chỉ huy 4 chiếc thuyền câu, vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ. Ngoài ra, chính quyền Tây Sơn còn thành lập các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Dưới triều Nguyễn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã được tái lập (1803) và đặt trong tổ chức chung của các đội Trường Đà, có nhiệm vụ bảo vệ, quản lí và khai thác sản vật ở các khu vực biển đảo. Thời vua Minh Mạng (1820 - 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như: kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,...

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 13: Việt Nam và biển Đông

- Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1954:

+ Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua một số hoạt động như: dựng cột mốc chủ quyền, xây dựng hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều cuộc khảo sát khoa học,…

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo Hiệp định Ê-ly-dê ngày 8/3/1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 13: Việt Nam và biển Đông

- Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975:

+ Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

+ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc: ban hành các văn bản hành chính nhà nước; cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính…

+ Trong giai đoạn này, về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay).

- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay:

+ Tháng 4/1975, lực lượng hải quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp cùng lực lượng đặc công Quân khu 5 tiến hành giải phóng quần đảo Trường Sa.

+ Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ năm 1976 là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

2. Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

- Từ thế kỉ XVII đến nay, nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Các cuộc đấu tranh diễn ra với những hình thức như vũ trang tự vệ, đàm phán ngoại giao, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân bám biển.....

- Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách, biện pháp và hành động cụ thể nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền ở Biển Đông như:

+ Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển phát triển mạnh;

+ Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo về mọi mặt.

+ Thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo,...

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 13: Việt Nam và biển Đông

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá