Với giải Câu hỏi trang 85 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 13: Việt Nam và biển Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 13: Việt Nam và biển Đông
Câu hỏi trang 85 Lịch Sử 11: Đọc thông tin và quan sát Hình 2, nêu tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.
Lời giải:
♦ Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như: giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.....
- Về giao thông hàng hải:
+ Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải.
+ Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,...
- Về công nghiệp khai khoáng:
+ Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn với các bể trầm tích, như: Cửu Long, Nam Côn Sơn,... và có điều kiện khai thác khá thuận lợi.
+ Vùng biển Việt Nam còn chứa dựng tiềm năng lớn về quặng sa khoáng như: titan, thiếc, vàng, sắt, thạch cao, cát đen,... là những nguồn tài nguyên quý giá.
- Về khai thác tài nguyên sinh vật biển, Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học, riêng trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn.
- Về du lịch:
+ Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
+ Các bán đảo và đảo lớn nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch như: vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), bãi biển Non Nước (thành phố Đà Nẵng), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch.
Lý thuyết Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam
1. Về quốc phòng, an ninh
- Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía: đông, nam và tây nam, có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, có khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ nằm gần bờ và xa bờ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hợp thành hệ thống đảo để bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền. Các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông còn là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
- Bên cạnh đó, nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch và là địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Biển Đông giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
- Trong tiến trình lịch sử, Biển Đông là con đường giao thương giữa các khu vực trong cả nước và giữa Việt Nam với thị trường khu vực và quốc tế. Biển Đông cũng là con đường giúp Việt Nam giao lưu và hội nhập với các nền văn hoá khác.
=> Biển Đông tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt Việt Nam trước những thách thức trong việc bảo vệ quốc phòng, an ninh, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá.
2. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm
♦ Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như: giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.....
- Về giao thông hàng hải:
+ Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải.
+ Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,...
- Về công nghiệp khai khoáng:
+ Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn với các bể trầm tích, như: Cửu Long, Nam Côn Sơn,... và có điều kiện khai thác khá thuận lợi.
+ Vùng biển Việt Nam còn chứa dựng tiềm năng lớn về quặng sa khoáng như: titan, thiếc, vàng, sắt, thạch cao, cát đen,... là những nguồn tài nguyên quý giá.
- Về khai thác tài nguyên sinh vật biển, Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học, riêng trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn.
- Về du lịch:
+ Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
+ Các bán đảo và đảo lớn nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch như: vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), bãi biển Non Nước (thành phố Đà Nẵng), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)
Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)