Giải SBT Lịch sử 11 Bài 13 (Cánh diều): Việt Nam và biển Đông

2.5 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và biển Đông sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và biển Đông

Câu 1 trang 50 SBT Lịch Sử 11: Ý nào sau đây thể hiện tầm quan trọng chiến lược về quốc phòng, an nh của hệ thống đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông?

A. Góp phần quan trọng vào việc phát triển công nghiệp quốc phòng

B. Là căn cứ để Việt Nam khai thác tài nguyên biển, đảo.

C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.

D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông còn là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.

Câu 2 trang 50 SBT Lịch Sử 11: Ở Việt Nam, những cảng lớn nào sau đây được xây dựng dọc bờ biển giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế?

A. Cảng Đồng Nai, cảng Đà Nẵng, cảng Long An.

B. Cảng Vũng Áng, cảng Hà Nội, cảng Hội An.

C. Cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn.

D. Cảng Long Bình, cảnh Hưng Yên, cảng Cam Ranh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,...

Câu 3 trang 51 SBT Lịch Sử 11: Việt Nam đã thực hiện việc xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng sa và quần đảo Trường sa vào thời gian nào sau đây?

A. Thế kỉ XV.

B. Thế kỉ XVI.

C. Thế kỉ XVII.

D. Thế kỉ XIX.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Việt Nam đã thực hiện việc xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng sa và quần đảo Trường sa vào thế kỉ XVII

Câu 4 trang 51 SBT Lịch Sử 11: Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp nào sau đây?

A. Hòa bình.

B. Đàm phán song phương.

C. Không can thiệp.

D. Hòa bình, không can thiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

Câu 5 trang 51 SBT Lịch Sử 11: Chọn các từ và cụm từ cho sằm sau đây đặt vào vị trí đánh số trong đoạn thông tin để thể hiện tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam: A. giao lưu, B. cả nước, C. khu vực và quốc tế, D. hội nhập

Biển Đông cũng là con đường giao thương giữa các vùng trong ... (1) và giữa Việt Nam với thị trường….. (2)… Biển Đông cũng là con đường giúp Việt Nam ….(3)…. và …..(4)…. với các nền văn hóa khác.

Lời giải:

Biển Đông cũng là con đường giao thương giữa các vùng trong cả nước và giữa Việt Nam với thị trường khu vực và quốc tế. Biển Đông cũng là con đường giúp Việt Nam giao lưu  hội nhập với các nền văn hóa khác.

Câu 6 trang 51 SBT Lịch Sử 11: Quan sát các hình sau và trả lời câu hỏi

a) Cho biết những ngành kinh tế trọng điểm mà Việt Nam có thể phát triển liên quan đến Biển Đông.

Việt Nam cần làm gì để khai thác hiệu quả các ngành kinh tế đó

Lời giải:

Qua các hình ảnh cho thấy ngành kinh tế trọng điểm mà Việt Nam có thể phát triển liên quan đến Biển Đông là: du lịch biển; thương mại hàng hải; đánh bắt thuỷ, hải sản; khai thác dầu khí.

Câu 6 trang 51 SBT Lịch Sử 11: Quan sát các hình sau và trả lời câu hỏi

b) Việt Nam cần làm gì để khai thác hiệu quả các ngành kinh tế đó?

Việt Nam cần làm gì để khai thác hiệu quả các ngành kinh tế đó

Lời giải:

Để khai thác hiệu quả các ngành kinh tế biển, cần có những kế hoạch và mục tiêu cụ thể đối với từng lĩnh vực, như: quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; đẩy mạnh việc quy hoạch và phát triển hệ thống cảng biển, tăng cường hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển,...

Câu 7 trang 52 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau vào vở để thể hiện quá trình xác lập chủ quyền và thực thi quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau vào vở để thể hiện quá trình xác lập chủ quyền

Lời giải:

Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau vào vở để thể hiện quá trình xác lập chủ quyền

Câu 8 trang 52 SBT Lịch Sử 11: Đọc đoạn tư liệu sau và cho biết nội dung đoạn tư liệu khẳng định điều gì?

“Ở ngoài biển, về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường, hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là “Vạn Lý Trường Sa”. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vic, ba ba,... Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hoá vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ người ở thôn Tử Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn, để tìm lượm hoả vật, đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản”.

Lời giải:

- Nội dung đoạn tư liệu khẳng định việc chính quyền chúa Nguyễn đã tổ chức khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ thế kỉ XVII.

Câu 9 trang 53 SBT Lịch Sử 11: Quan sát Hình 6, đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.

“Ngày 14-3-1988, tàu chiến Trung Quốc đã bất ngờ tấn công các chiến sĩ công binh thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vật liệu xây dựng trên đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa). Dù tương quan lực lượng chênh lệch nhưng các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã dũng cảm chiến đấu đến cùng để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”

a) Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về những chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma.

Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về những chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu

Lời giải:

Học sinh có thể trình bày cảm nhận của riêng mình, thể hiện lòng biết ơn chân thành đối với cống hiến và sự hi sinh của các chiến sĩ Gạc Ma năm xưa, у đồng thời ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay.

Câu 9 trang 53 SBT Lịch Sử 11: Quan sát Hình 6, đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.

b) Thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc?

Thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Lời giải:

Để góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, thế hệ trẻ cần: tham gia phát triển kinh tế, tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng và internet để khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam,..

Câu 10 trang 53 SBT Lịch Sử 11: Nêu những biện pháp để thực hiện chủ trương: “Giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hoà bình” của Việt Nam.

Lời giải:

- Một số biện pháp thực hiện chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình của Việt Nam, là:

+ Ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền, như: Hiến pháp năm 2013; Luật biển Việt Nam năm 2012; Luật Dân quân tự vệ năm 2019,…

+ Tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS);

+ Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các biển ở Biển Đông (DOC).

Câu 11 trang 53 SBT Lịch Sử 11: Việc Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

- Việc Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) có ý nghĩa quan trọng, vì:

+ Đây là cơ sở pháp lí quốc tế quan trọng hỗ trợ Việt Nam trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.

+ Đây cũng là công cụ hữu hiệu để Việt Nam giải quyết các tranh chấp phát sinh từ Biển Đông, góp phần bảo vệ hoà bình, an ninh khu vực và quốc tế,....

Câu 12 trang 53 SBT Lịch Sử 11: Quan sát Hình 7, kết hợp tìm hiểu từ các tài liệu khác, hãy giới thiệu về Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển” do Quân chủng Hải quân Việt Nam phối hợp với 28 tỉnh, thành phố ven biển triển khai trong các năm 2019-2022.

Lời giải:

- Thực hiện chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”, giai đoạn 2019 - 2022, các đơn vị của Quân chủng Hải quân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ..., đảm bảo cho ngư dân cả nước yên tâm ra khơi.

+ Trong hỗ trợ ngư dân đánh bắt, khai thác hải sản trên biển, các đơn vị hải quân đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố ven biển làm tốt công tác trao đổi thông tin, đăng ký, quản lý tàu thuyền hoạt động trên biển, nhất là các tàu đánh bắt xa bờ khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển khác của Việt Nam; tổ chức tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên biển.

+ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã chỉ đạo các đơn vị trong quân chủng phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố ven biển tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, các chủ tàu cá và ngư dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo và chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong đánh bắt hải sản. Phạm vi tuyên truyền được triển khai cả trên đất liền, tại các cảng cá, khu neo đậu, ngoài khơi xa và trên các đảo. Cục Chính trị Hải quân và các cơ quan đã biên soạn hơn 40 bộ tài liệu phục vụ tuyên truyền cho ngư dân với nội dung thiết thực (tình hình trên các vùng biển, đảo; những điều cần biết dành cho ngư dân khi đi biển; những điều cần biết về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa phía nam (DK1); sổ tay cấp cứu cho người đi biển...). Với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp, công tác phối hợp tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị trong quân chủng đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các chủ tàu cá và ngư dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tạo được hiệu ứng xã hội tích cực và có sức lan tỏa rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.

+ Từ năm 2019 đến nay, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức 567 đợt hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ ngư dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai; cứu kéo 340 lượt tàu mắc cạn, hỏng máy trôi dạt trên biển; cứu chữa 1.244 người bị bệnh, bị nạn trên các vùng biển, đảo; giúp ngư dân sửa chữa, khắc phục sự cố tàu thuyền trên biển. Các đơn vị Hải quân đã hỗ trợ ngư dân 25.240m3 nước ngọt, 272 tấn lương thực, thực phẩm với tổng trị giá hơn 4,5 tỷ đồng; cung cấp dịch vụ thu mua hải sản, bán nhiên liệu bằng với giá trong đất liền; hướng dẫn, sắp xếp các tàu cá vào bổ sung nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, tránh trú bão, khắc phục sự cố tàu thuyền,....

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và biển Đông

I. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

1. Về quốc phòng, an ninh

- Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía: đông, nam và tây nam, có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, có khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ nằm gần bờ và xa bờ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hợp thành hệ thống đảo để bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền. Các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông còn là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.

- Bên cạnh đó, nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch và là địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Biển Đông giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

- Trong tiến trình lịch sử, Biển Đông là con đường giao thương giữa các khu vực trong cả nước và giữa Việt Nam với thị trường khu vực và quốc tế. Biển Đông cũng là con đường giúp Việt Nam giao lưu và hội nhập với các nền văn hoá khác.

=> Biển Đông tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt Việt Nam trước những thách thức trong việc bảo vệ quốc phòng, an ninh, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá.

2. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

♦ Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như: giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.....

- Về giao thông hàng hải:

+ Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải.

+ Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,...

- Về công nghiệp khai khoáng:

+ Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn với các bể trầm tích, như: Cửu Long, Nam Côn Sơn,... và có điều kiện khai thác khá thuận lợi.

+ Vùng biển Việt Nam còn chứa dựng tiềm năng lớn về quặng sa khoáng như: titan, thiếc, vàng, sắt, thạch cao, cát đen,... là những nguồn tài nguyên quý giá.

- Về khai thác tài nguyên sinh vật biển, Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học, riêng trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn.

- Về du lịch:

+ Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

+ Các bán đảo và đảo lớn nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch như: vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), bãi biển Non Nước (thành phố Đà Nẵng), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 13: Việt Nam và biển Đông

II. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

1. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

♦ Các tư liệu lịch sử của Việt Nam và thế giới đều cho thấy Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

♦ Quá trình khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có thể chia thành những giai đoạn chủ yếu sau đây:

- Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước năm 1884:

+ Vào thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đến đầu thế kỉ XVIII, bên cạnh Đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo ở Biển Đông, chúa Nguyễn Phúc Chu còn lập ra Đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của Đội Hoàng Sa). Đội Bắc Hải có nhiệm vụ khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên.

+ Hoạt động của các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải tiếp tục được duy trì dưới thời Tây Sơn. Năm 1786, chính quyền Tây Sơn đã ra quyết định sai phái Hội Đức hầu, cai đội Hoàng Sa chỉ huy 4 chiếc thuyền câu, vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ. Ngoài ra, chính quyền Tây Sơn còn thành lập các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Dưới triều Nguyễn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã được tái lập (1803) và đặt trong tổ chức chung của các đội Trường Đà, có nhiệm vụ bảo vệ, quản lí và khai thác sản vật ở các khu vực biển đảo. Thời vua Minh Mạng (1820 - 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như: kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,...

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 13: Việt Nam và biển Đông

- Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1954:

+ Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua một số hoạt động như: dựng cột mốc chủ quyền, xây dựng hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều cuộc khảo sát khoa học,…

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo Hiệp định Ê-ly-dê ngày 8/3/1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 13: Việt Nam và biển Đông

- Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975:

+ Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

+ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc: ban hành các văn bản hành chính nhà nước; cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính…

+ Trong giai đoạn này, về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay).

- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay:

+ Tháng 4/1975, lực lượng hải quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp cùng lực lượng đặc công Quân khu 5 tiến hành giải phóng quần đảo Trường Sa.

+ Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ năm 1976 là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

2. Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

- Từ thế kỉ XVII đến nay, nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Các cuộc đấu tranh diễn ra với những hình thức như vũ trang tự vệ, đàm phán ngoại giao, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân bám biển.....

- Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách, biện pháp và hành động cụ thể nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền ở Biển Đông như:

+ Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển phát triển mạnh;

+ Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo về mọi mặt.

+ Thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo,...

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 13: Việt Nam và biển Đông

III. Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình

- Trong bối cảnh toàn cầu hoá, xu thế liên kết và hội nhập quốc tế sâu rộng đang diễn ra, trên cơ sở truyền thống yêu chuộng hoà bình của nhân dân Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện chủ trương nhất quán trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Một số biện pháp thực hiện chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình của Việt Nam, là:

+ Ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền, như: Hiến pháp năm 2013; Luật biển Việt Nam năm 2012; Luật Dân quân tự vệ năm 2019,…

+ Tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS);

+ Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các biển ở Biển Đông (DOC).

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 13: Việt Nam và biển Đông

Đánh giá

0

0 đánh giá