Với giải Luyện tập 1 trang 82 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông
Luyện tập 1 trang 82 Lịch Sử 11: Lập sơ đồ tư duy thể hiện tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.
Lời giải:
(*) Sơ đồ tham khảo
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Eo biển nào dưới đây không thuộc khu vực Biển Đông?
A. Eo biển Ma-lắc-ca.
B. Eo biển Ba-si.
C. Eo biển Đài Loan.
D. Eo biển Ma-gien-lăng.
Chọn D
- Khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Basi, Gaxpa, Kalimantan và đặc biệt là Malắcca.
- Eo biển Ma-gien-lăng nằm ở phía nam của lục địa Nam Mĩ, kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 2. Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa
A. Nhật Bản và Triều Tiên.
B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Triều Tiên và Trung Quốc.
D. Ấn Độ và Nhật Bản.
Chọn B
Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời là một phần quan trọng của con đường Tơ lụa trên biển kết nối phương Đông với phương Tây.
Câu 3. Tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hàng năm, hiện nay, Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế
A. thứ hai thế giới.
B. thứ ba thế giới.
C. thứ tư thế giới.
D. thứ năm thế giới.
Chọn A
Hiện nay, Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hàng năm.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 79 Lịch Sử 11: Vì sao Biển Đông được coi là tuyển giao thông đường biển huyết mạch?...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)
Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)