Vì sao Biển Đông được coi là tuyển giao thông đường biển huyết mạch

0.9 K

Với giải Câu hỏi trang 79 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông

Câu hỏi trang 79 Lịch Sử 11: Vì sao Biển Đông được coi là tuyển giao thông đường biển huyết mạch?

Lời giải:

♦ Biển Đông được coi là tuyển giao thông đường biển huyết mạch, vì:

- Biển Đông nằm trên tuyến giao thông đường biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Á - châu Âu, châu Á - Trung Đông

+ Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời là một phần quan trọng của con đường Tơ lụa trên biển kết nối phương Đông với phương Tây.

+ Hiện nay, Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hàng năm.

- Ở Biển Đông có những eo biển giữ vai trò quan trọng đối với nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới từ xưa đến nay, như: eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Xun-đa, eo biển Lôm-bốc,... Những eo biển này giúp cho đường giao thông trên biển qua các đại dương ngắn lại, tiết kiệm chi phí vận tải và hạn chế rủi ro.

Lý thuyết Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông

1. Tuyến giao thông đường biển huyết mạch

- Biển Đông nằm trên tuyến giao thông đường biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Á - châu Âu, châu Á - Trung Đông

+ Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời là một phần quan trọng của con đường Tơ lụa trên biển kết nối phương Đông với phương Tây.

+ Hiện nay, Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hàng năm.

- Ở Biển Đông có những eo biển giữ vai trò quan trọng đối với nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới từ xưa đến nay, như: eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Xun-đa, eo biển Lôm-bốc,... Những eo biển này giúp cho đường giao thông trên biển qua các đại dương ngắn lại, tiết kiệm chi phí vận tải và hạn chế rủi ro.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông

2. Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

* Về kinh tế

- Là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp, Biển Đông giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Nhiều nước ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền với các con đường thương mại, hệ thống cảng biển và nguồn tài nguyên trên Biển Đông như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Inđônêxia, Xingapo, Việt Nam,...

- Biển Đông được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á với một khối lượng lớn hàng hoá vận chuyển quốc tế qua đây. Khoảng hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45 % trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông

* Về chính trị - an ninh

- Trong lịch sử, Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn, đồng thời là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn hoá như: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa…. Vì vậy, các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới. Tình trạng tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông cũng xuất hiện từ sớm và khá phức tạp.

Hiện nay, Biển Đông có vị trí địa - chính trị quan trọng đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi giao thương trên biển phát triển, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày càng lớn hơn. Vì thế, an ninh trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, trong đó có Việt Nam.

3. Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển

- Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đặc biệt là các tài nguyên sinh vật và khoáng sản.

+ Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng với hàng trăm loài bao gồm cả động vật, thực vật. Trong đó, cá và các loài động vật thân mềm như tôm, mực, hải sâm.... có trữ lượng lớn. Biển Đông cũng cung cấp nhiều loại thực vật có giá trị như rong biển, tảo biển, rau câu,...

+ Biển Đông còn có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Bên cạnh đó, vùng biển này còn có những nguồn tài nguyên khác như: năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió; cát và hoá chất trong cát; muối và các loại khoáng chất.....

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá