Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử 11 Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông
Câu 1 trang 48 SBT Lịch Sử 11: Biển Đông là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Biển Đông là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
A. Châu Á và châu Phi.
B. Châu Á và châu Âu.
C. Châu Phi và châu Âu.
D. Châu Âu và châu Úc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Biển Đông nằm trên tuyến giao thông đường biển huyết mạch nối liền Châu Á và châu Âu.
A. Trung Quốc và Nhật Bản.
B. Trung Quốc và Đông Á.
C. Ấn Độ và Nam Á.
D. Ấn Độ và Trung Quốc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
A. Sun-đa.
B. Ma-ca-xa.
C. Ba-si.
D. Ma-lắc-ca.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Eo biển Ma-lắc-ca ở Biển Đông có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới
A. tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hằng năm.
B. tổng lượng khách du lịch hằng năm.
C. số lượng tàu thuyền qua lại hằng năm.
D. tổng sản lượng hàng hoá vận chuyển bằng thuyền hằng năm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hằng năm.
Câu 6 trang 49 SBT Lịch Sử 11: Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven vùng Biển Đông là nơi
A. xuất hiện quá trình giao thoa giữa các nền văn minh lớn trong lịch sử thế giới.
B. tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới.
C. điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất thế giới.
D. có vị trí trung tâm trên con đường Tơ lụa trên biển.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven vùng Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới.
Lời giải:
- Biển Đông giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vì:
+Biển Đônglà cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp.
+ Nhiều nước ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền với các con đường thương mại, hệ thống cảng biển và nguồn tài nguyên trên Biển Đông như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Inđônêxia, Xingapo, Việt Nam,...
+ Biển Đông được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á với một khối lượng lớn hàng hoá vận chuyển quốc tế qua đây.
Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống, hệ thống các đảo và quần đảo Việt Nam thường được chia thành hệ thống ... (1) (Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,...), ... (2) (Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm,...), ….(3)…. (các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ,...) và …. (4) (Hoàng Sa và Trường Sa).
Lời giải:
Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống, hệ thống các đảo và quần đảo Việt Nam thường được chia thành hệ thống đảo tiền tiêu (Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,...), các đảo lớn (Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm,...), các đảo ven bờ (các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ,...) và hai quần đảo xa bờ (Hoàng Sa và Trường Sa).
Nguồn tài nguyên |
Biểu hiện cụ thể |
Sinh vật |
|
Khoáng sản |
|
Tài nguyên khác |
|
Lời giải:
Nguồn tài nguyên |
Biểu hiện cụ thể |
Sinh vật |
Cá và các loài động vật thân mềm như mực, hải sâm,...; thực vật có giá trị như rong biển, tảo biển, rau câu,... |
Khoáng sản |
Dầu mỏ, khí tự nhiên,... |
Tài nguyên khác |
Năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió; cát và hoá chất trong cát; muối và các loại khoáng chất,... |
Lời giải:
- Thuận lợi: có thể xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho các tàu di chuyển trên biển, phục vụ tuyến hàng hải huyết mạch trên Biển Đông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nối liền châu Á với châu Âu, châu Á với Trung Đông.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Đảo Song Tử Tây thuộc xã đảo Song Tử, là một trong 3 xã, thị trấn của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Đảo có hình bầu dục, nhìn từ xa như một khu rừng nhỏ giữa đại dương, diện tích khoảng 0,13 km2. Do có nước lợ, người dân nuôi bò, lợn, gà, trồng nhiều rau xanh. Đặc sản của đảo là cây sâm đất dùng làm nước uống.
Ngoài các đơn vị quân đội, đảo có các hộ dân. Chùa Song Tử Tây có phong cách chùa Việt truyền thống, số gian lẻ, hệ mái cong, gỗ quý chịu được độ mặn của nước biển. Âu tàu trên đảo có sức chứa hàng trăm tàu cá công suất lớn, là địa chỉ an toàn cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Đảo có dịch vụ sửa chữa, cung cấp dầu diezen, nước ngọt cho tàu cá bằng giá trong đất liền.
- Vị trí địa lí.
- Tỉnh/ thành phố trực thuộc.
- Một số đảo thuộc quần đảo.
- Tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu quần đảo Trường Sa
- Vị trí: nằm trong khoảng từ 6°50'B đến 12°0'B và từ 111°30'Đ đến 117°20’Đ, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí.
- Trực thuộc: tỉnh Khánh Hòa
- Quần đảo được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.
- Tầm quan trọng:
+ Quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho các tàu di chuyển trên biển, phục vụ tuyến đường hàng hải huyết mạch trên Biển Đông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nối liền châu Á với châu Âu và giữa các nước châu Á với nhau.
+ Quần đảo Trường Sa có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc phòng, an ninh. Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, quần đảo trên Biển Đông đã hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, từ xa đến gần, tạo thành hệ thống an ninh vững chắc để bảo vệ đất liền.
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông
I. Vị trí của Biển Đông
- Biển Đông nằm ở rìa tây Thái Bình Dương, có chiều dài khoảng 1900 hải lí (nằm trong khoảng từ 3°N đến 26°B), chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 600 hải lí (trong khoảng từ 100°Đ đến 121°Đ).
- Biển Đông là một trong những biển lớn của thế giới với diện tích hơn 3,447 triệu km2, trải dài từ bờ biển Việt Nam ở phía tây đến các đảo Lu-dông, Pa-lau-oan (Philíppin) và Bô-nê-ô (Inđônêxia, Malaixia, Brunây) ở phía đông và từ bờ biển Trung Quốc ở phía bắc đến các đảo của Inđônêxia ở phía nam.
- Biển Đông là vùng biển chung của 9 quốc gia (Việt Nam, Trung Quốc, Philíppin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia) và vùng lãnh thổ Đài Loan.
II. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông
1. Tuyến giao thông đường biển huyết mạch
- Biển Đông nằm trên tuyến giao thông đường biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Á - châu Âu, châu Á - Trung Đông
+ Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời là một phần quan trọng của con đường Tơ lụa trên biển kết nối phương Đông với phương Tây.
+ Hiện nay, Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hàng năm.
- Ở Biển Đông có những eo biển giữ vai trò quan trọng đối với nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới từ xưa đến nay, như: eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Xun-đa, eo biển Lôm-bốc,... Những eo biển này giúp cho đường giao thông trên biển qua các đại dương ngắn lại, tiết kiệm chi phí vận tải và hạn chế rủi ro.
2. Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
* Về kinh tế
- Là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp, Biển Đông giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Nhiều nước ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền với các con đường thương mại, hệ thống cảng biển và nguồn tài nguyên trên Biển Đông như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Inđônêxia, Xingapo, Việt Nam,...
- Biển Đông được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á với một khối lượng lớn hàng hoá vận chuyển quốc tế qua đây. Khoảng hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45 % trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.
* Về chính trị - an ninh
- Trong lịch sử, Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn, đồng thời là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn hoá như: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa…. Vì vậy, các quốc gia và vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới. Tình trạng tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông cũng xuất hiện từ sớm và khá phức tạp.
- Hiện nay, Biển Đông có vị trí địa - chính trị quan trọng đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi giao thương trên biển phát triển, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày càng lớn hơn. Vì thế, an ninh trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, trong đó có Việt Nam.
3. Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển
- Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đặc biệt là các tài nguyên sinh vật và khoáng sản.
+ Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng với hàng trăm loài bao gồm cả động vật, thực vật. Trong đó, cá và các loài động vật thân mềm như tôm, mực, hải sâm.... có trữ lượng lớn. Biển Đông cũng cung cấp nhiều loại thực vật có giá trị như rong biển, tảo biển, rau câu,...
+ Biển Đông còn có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Bên cạnh đó, vùng biển này còn có những nguồn tài nguyên khác như: năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió; cát và hoá chất trong cát; muối và các loại khoáng chất.....
III. Tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông
- Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo, riêng vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2 đã có khoảng 4000 đảo lớn, nhỏ. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trên Biển Đông.
1. Vị trí của các đảo và quần đảo của Việt Nam ở Biển Đông
- Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống, hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam Việt Nam thường được chia thành:
+ Hệ thống đảo tiền tiêu. Ví dụ: Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,...
+ Các đảo lớn. Ví dụ: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm,...
+ Các đảo ven bờ. Ví dụ: các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ,...
+ Hai quần đảo xa bờ là: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng từ 15°45'B đến 17°15'B và từ 111°Đ đến 113°Đ, trải rộng trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000 km2; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 170 hải lí và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí.
- Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lí về phía đông nam, nằm trong khoảng từ 6°50'B đến 12°0'B và từ 111°30'Đ đến 117°20’Đ, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí.
2. Tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo của Việt Nam ở Biển Đông
- Hệ thống đảo và quần đảo của Việt Nam, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh vùng biển, vùng trời và đất liền.
+ Các đảo và quần đảo Việt Nam tạo ra cơ sở để phát triển các lĩnh vực như: vận tải biển; khai thác dầu khí, đóng tàu, nuôi trồng và khai thác, chế biến thuỷ, hải sản; du lịch,... Đây cũng là những căn cứ quan trọng để Việt Nam tiến ra biển và khai thác tài nguyên.
+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho các tàu di chuyển trên biển, phục vụ tuyến đường hàng hải huyết mạch trên Biển Đông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nối liền châu Á với châu Âu và giữa các nước châu Á với nhau.
+ Hệ thống đảo, quần đảo ở vùng biển Việt Nam, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc phòng, an ninh. Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, quần đảo trên Biển Đông đã hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, từ xa đến gần, tạo thành hệ thống an ninh vững chắc để bảo vệ đất liền.