Trên cơ sở kiến thức đã học, rút ra những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam

15.7 K

Với giải Vận dụng 1 trang 52 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Vận dụng 1 trang 52 Lịch Sử 11: Trên cơ sở kiến thức đã học, rút ra những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Những bài học lịch sử đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

+ Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc....

+ Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do

A. có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi.

B. quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý.

C. quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.

D. quân Tống liên tiếp thất bại nên chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê.

Chọn C

- Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.

- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:

+ Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi,.. tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh

+ Nhà Lý ra đời sau nhà Tiền Lê => không thể nói quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý

+ Nhà Tống không chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.

D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

Chọn A

- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê:

+ Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

+ Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.

+ Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

Câu 3. Đầu năm 1076, hàng chục vạn quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt. Trên đường tiến quân về Thăng Long, quân Tống đã bị chặn lại ở

A. thành Đa Bang.

B. cửa sông Bạch Đằng.

C. thành Tây Đô.

D. bờ bắc sông Như Nguyệt.

Chọn D

Đầu năm 1076, hàng chục vạn quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt. Trên đường tiến quân về Thăng Long, quân Tống đã bị chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt.

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá