Dựa vào thông tin và tư liệu, trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống Tổng năm 981

0.9 K

Với giải Câu hỏi trang 44 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi trang 44 Lịch Sử 11: Dựa vào thông tin và tư liệu, trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống Tổng năm 981.

Lời giải:

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 980 - đầu năm 981, nhân cơ hội Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh mâu thuẫn, nhà Tống đã huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược Đại Cồ Việt, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.

+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến.

- Diễn biến chính:

Lê Hoàn cho xây dựng nhiều phòng tuyến  chống giặc ở những dòng sông lớn để ngăn chặn bước tiến của quân Tống. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra, tiêu biểu là: trận Lục Đầu giang; trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng,… Cuối cùng, cánh quân thủy của quân Tống bị đánh lui.

+ Trên bộ, quân dân Tiền Lê cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt, khiến giặc bị tổn thất nặng nề.

- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy về nước.

- Ý nghĩa:

+ Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Lý thuyết Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu

1. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển Đông Bắc.

- Trước đó, Ngô Quyền đã cho người đóng cọc gỗ đã được vót nhọn ở vùng cửa sông Bạch Đằng, tạo thành bãi cọc ngầm.

- Trận địa phục kích của quân Ngô Quyền đã khiến quân Nam Hán bị bất ngờ và thất bại nhanh chóng.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

2. Kháng chiến chống quân Tống (981)

- Đầu năm 981, quân Tống dưới sự chỉ huy của tướng Hầu Nhân Bảo tiến hành xâm lược Đại Cồ Việt.

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nhiều phòng tuyến được xây dựng ở những dòng sông lớn.

- Khi tiến vào lãnh thổ Đại Cồ Việt, quân Tống liên tục bị chặn đánh ở nhiều nơi.

3. Kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077)

- Tháng 10/1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý thực hiện kế sách “Tiên phát chế nhân” (tấn công trước để chế ngự đối phương), bất ngờ tấn công vào châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông).

- Sau khi rút quân về nước, nhà Lý khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến quy mô lớn ở bờ nam sông Cầu, phía bắc kinh thành Thăng Long.

- Đầu năm 1076, hàng chục vạn quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt và bị chặn lại ở phòng tuyến bên bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt sông đánh sang phòng tuyến của quân nhà Lý nhưng thất bại.

- Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng, “mười phần chết đến năm, sáu”.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

4. Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1258 - 1288)

* Kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258)

Đầu năm 1258, thực hiện ý đồ đánh chiếm Nam Tống từ phía nam, 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào Đại Việt.

- Nhà Trần chặn đánh địch tại Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) nhưng không thành công.

- Để bảo toàn lực lượng, triều đình nhà Trần rời Thăng Long, nhân dân thực hiện kế “thanh dã” (vườn không nhà trống). Quân Mông Cổ rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc.

- Cuối tháng 1/1258, nhà Trần tổ chức phản công và giành thắng lợi lớn ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội), buộc quân Mông Cổ phải tháo chạy về nước.

* Kháng chiến chống quân Nguyên (1285)

- Đầu năm 1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy từ phía bắc tràn vào lãnh thổ Đại Việt, ở phía nam, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ Chămpa, Thanh Hoá đánh ra.

- Trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần buộc phải rời Thăng Long. Dưới sự lãnh đạo của triều đình, nhân dân tiếp tục thực hiện kế “thanh dã”, tiến hành chiến tranh du kích. Quân Nguyên từng bước rơi vào khó khăn.

- Giữa năm 1285, dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, quân nhà Trần tổ chức phản công, giành thắng lợi lớn ở: Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên); Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), Vạn Kiếp (Hải Dương),... Quân Nguyên thiệt hại nặng nề, Thoát Hoan trốn chạy về nước.

* Kháng chiến chống quân Nguyên (1287 - 1288)

- Sau thất bại ở Đại Việt, vua Nguyên tức giận, ra lệnh tạm hoãn xâm lược Nhật Bản để dồn binh lực quyết đánh Đại Việt lần nữa.

- Cuối năm 1287, hơn 30 vạn quân Nguyên chia làm 3 cánh, tràn vào Đại Việt theo hai đường thuỷ, bộ.

- Tháng 1/1288, cánh quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy chiếm đóng Vạn kiếp, tiến đánh Thăng Long.

- Tháng 2/1288, quân dân nhà Trần giành thắng lợi trong trận Vân Đồn, tiêu diệt được đoàn thuyền lương của quân Nguyên do Trương Văn Hồ chỉ huy.

- Tháng 3/1288, Thoát Hoan dẫn quân lui về Vạn Kiếp rồi tháo chạy về nước.

- Tháng 4/1288, quân dân nhà Trần giành thắng lợi trong trận Bạch Đằng, tiêu diệt được cánh quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

5. Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

- Giữa năm 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định (Nam Bộ ngày nay) với danh nghĩa giúp Nguyễn Ánh chống lại quân Tây Sơn.

- Đầu năm 1785, lực lượng Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến vào đặt đại bản doanh tại Mỹ Tho.

- Ngày 19/1/1785, trên sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút) đã diễn ra trận đánh quyết định giữa quân Tây Sơn và quân Xiêm.

- Kết quả: quân Xiêm đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

6. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

- Cuối năm 1788, theo cầu viện của vua Lê Chiêu Thống, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị dẫn 29 vạn quân tiến vào Đại Việt.

- Được tin, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân (tháng 12/1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi nhanh chóng tiến quân ra Bắc.

- Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa.

- Kết quả: Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

7. Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam trước hết bắt nguồn từ tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của người Việt. Lòng yêu nước và tư tưởng không chấp nhận mất nước, không cam chịu làm nô lệ là cội nguồn sức mạnh to lớn của quốc gia, dân tộc khi đối diện với các cuộc chiến tranh xâm lược, can thiệp từ bên ngoài.

+ Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đều mang tính chính nghĩa, nhằm mục đích bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, chống lại hành động xâm lược và ý đồ nô dịch của các thế lực ngoại bang. Tính chính nghĩa là cơ sở để tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân, đưa đến thắng lợi trước những kẻ thù hùng mạnh hơn từ bên ngoài.

+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm còn gắn liền với tinh thần đoàn kết dân tộc, từ đoàn kết trong nội bộ vương triều, giữa tướng lĩnh và binh sĩ đến đoàn kết giữa triều đình với nhân dân, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc.

+ Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, hiệu quả cùng nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo và sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh cũng là những yếu tố quan trọng, góp phần đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Nguyên nhân khách quan: trong quá trình xâm lược Việt Nam, các thế lực ngoại xâm phải đối diện với nhiều khó khăn: hành quân xa, sức lực hao tổn, không thông thuộc địa hình, không quen thuỷ thổ, không chủ động được nguồn lương thực, thực phẩm,... Những yếu tố này khiến quân xâm lược không phát huy được sở trường, rơi vào thế bị động và từng bước suy yếu.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá