Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam

3.1 K

Với giải Câu hỏi trang 52 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi trang 52 Lịch Sử 11: Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam.

Lời giải:

- Các cuộc kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II TCN), chống quân Minh (đầu thế kỉ XV) và chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX) không thành công đều gắn liền với những nguyên nhân cụ thể:

Trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu, triều đình Âu Lạc đã mất cảnh giác, không có sự phòng bị, dẫn đến thất bại nhanh chóng.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ thất bại do không có đường lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành luỹ, nặng về phòng ngự bị động và rút lui cố thủ. Một số chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và việc ông phế truất vua Trần để lên ngôi trước đó đã khiến cho quân dân nhà Hồ mất đoàn kết, suy giảm ý chí chiến đấu.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, thiếu quyết đoán, thiên về chủ hòa, lại không đoàn kết, hợp lực với nhân dân. Bên cạnh đó, trang bị vũ khí và kĩ thuật tác chiến của quân đội nhà Nguyễn cũng yếu kém và lạc hậu hơn so với quân đội Pháp.

Lý thuyết Một số cuộc kháng chiến không thành công

1. Kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II TCN)

- Năm 207 TCN, Triệu Đà lập nước Nam Việt ở phía nam Trung Quốc, sau đó tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.

- Đối với Âu Lạc, khi không khuất phục được về quân sự, Triệu Đà dùng kế li gián, gây mâu thuẫn nội bộ.

- Năm 179 TCN, Triệu Đà sai quân đánh Âu Lạc, An Dương Vương thất bại nhanh chóng.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

2. Kháng chiến chống quân Minh (đầu thế kỉ XV)

- Cuối năm 1406, với chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh huy động hàng chục vạn quân tiến đánh Đại Ngu.

- Khi quân Minh xâm lược, nhà Hồ tổ chức chặn đánh từ biên giới nhưng thất bại, phải rút về bờ nam sông Hồng rồi tập trung cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội).

- Quân Minh đánh chiếm thành Đa Bang rồi tiến về Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ buộc phải rút về thành Tây Đô (Thanh Hoá).

- Tháng 5/1407, quân Minh tấn công vào Tây Đô. Kháng cự thất bại, Hồ Quý Ly chạy vào trấn Lâm An (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay).

- Tháng 6/1407, Hồ Quý Ly và các con của ông bị bắt tại cửa biển Kỳ La (nay thuộc huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Cuộc kháng chiến chống quân Minh thất bại.

3. Kháng chiến chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX)

- Sau nhiều lần gây sức ép, đưa thư yêu cầu nhưng không được triều Nguyễn đáp ứng, ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

- Từ tháng 9/1858 - tháng 2/1859: Liên quân Pháp - Tây Ban Nha công Đà Nẵng. Quân dân Nẵng chống trả quyết liệt, khiến kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

- Từ 1859 - 1862, Pháp tấn công thành Gia Định, đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì. Triều đình nhà Nguyễn kháng cự không hiệu quả. Các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Nam Kì diễn ra sôi nổi. Tháng 6/1862, triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

- Năm 1867, Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì. Triều đình Huế bất lực. Phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.

- Năm 1873, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất. Quân triều đình tổ chức kháng cự, nhưng không hiệu quả. Nhân dân Bắc Kì sôi nổi đấu tranh, giành được thắng lợi tiêu biểu tại Cầu Giấy.

- Năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

- Năm 1882 - 1883, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai. Quân triều đình chống cự quyết liệt nhưng không thành công. Nhân dân Bắc Kì sôi nổi đấu tranh, giành được thắng lợi tiêu biểu tại Cầu Giấy.

- Năm 1883 - 1884, Pháp tấn công Thuận An, triều đình Huế lần lượt kí với và Pháp các bản Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. Tuy vậy, phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi trong cả nước.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (ảnh 8)

4. Nguyên nhân không thành công

- Các cuộc kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II TCN), chống quân Minh (đầu thế kỉ XV) và chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX) không thành công đều gắn liền với những nguyên nhân cụ thể:

Trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu, triều đình Âu Lạc đã mất cảnh giác, không có sự phòng bị, dẫn đến thất bại nhanh chóng.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ thất bại do không có đường lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành luỹ, nặng về phòng ngự bị động và rút lui cố thủ. Một số chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và việc ông phế truất vua Trần để lên ngôi trước đó đã khiến cho quân dân nhà Hồ mất đoàn kết, suy giảm ý chí chiến đấu.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, thiếu quyết đoán, thiên về chủ hòa, lại không đoàn kết, hợp lực với nhân dân. Bên cạnh đó, trang bị vũ khí và kĩ thuật tác chiến của quân đội nhà Nguyễn cũng yếu kém và lạc hậu hơn so với quân đội Pháp.

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá