Đọc thông tin và quan sát các hình từ 2.1 đến 2.5 hãy: - Lựa chọn và trình bày

217

Với giải Câu hỏi trang 96 Địa lí lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Địa hình Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam

Video bài giải Địa Lí lớp 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam - Cánh diều

Câu hỏi trang 96 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 2.1 đến 2.5 hãy:

- Lựa chọn và trình bày về một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình.

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 2.1 đến 2.5 hãy Lựa chọn và trình bày về một trong những đặc điểm

Trả lời:

(*) Lựa chọn: địa hình đồi núi chiếm ưu thế

(*) Trình bày:

- Đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000 m. Địa hình đồi núi nước ta kéo dài từ bắc vào nam và nối tiếp với vùng đồi núi của các nước láng giềng tạo thành một khối liên tục ở phía bắc và phía tây.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích đất liền, phân bố ở phía đông và phía nam. Các đồng bằng được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông và biển.

Lý thuyết Đặc điểm chung của địa hình Địa hình đồi núi chiếm ưu thế

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1.000m.

- Địa hình đồi núi kéo dài từ bắc vào nam và nối tiếp với vùng đồi núi của các nước láng giềng tạo thành khối liên tục ở phía bắc và phía tây.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất liền, phân bố ở phía đông và phía nam.

- Các đồng bằng được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông và biển.

* Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Lãnh thổ Việt Nam hình thành từ giai đoạn Cổ kiến tạo, sau đó bị tác động bởi hoạt động ngoại lực, tạo nên các bề mặt san bằng, thấp và thoải.

- Đến Tân kiến tạo, địa hình Việt Nam được nâng lên và phân thành nhiều bậc, từ cao xuống thấp có đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.

- Trong các bậc địa hình chính lại chia thành các bậc nhỏ hơn, ví dụ: Trong bậc địa hình đồi núi có núi cao, núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên, đồi, bán bình nguyên.

- Đồi và núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm diện tích lớn nhất trong các bậc địa hình ở Việt Nam.

- Địa hình thấp dần từ đất liền ra biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam của các dãy núi và các dòng sông lớn.

* Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa 

- Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn làm cho quá trình phong hoá xảy ra nhanh và mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hoá dày, dễ thấm nước và vụn bở.

- Tính chất nhiệt đới ẩm ở các vùng núi đá vôi dẫn đến quá trình cac-xtơ diễn ra mạnh mẽ, tạo nên các hang động và dòng chảy ngầm.

- Các quá trình ngoại lực như xâm thực, xói mòn, rửa trôi, bồi tụ đã thay đổi bề mặt địa hình.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 2 (Cánh diều): Địa hình Việt Nam (ảnh 1)

- Các hiện tượng sạt lở đất, đất trượt, đá lở, lũ quét thường xảy ra ở các vùng núi dốc, đặc biệt là những nơi mất lớp phủ thực vật, vào mùa mưa.

* Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người

- Con người tác động vào địa hình để làm nơi sinh sống và sản xuất.

- Các tác động tích cực của con người góp phần bảo vệ địa hình và tăng hiệu quả sản xuất, tạo nên các môi trường nhân tạo mới, tạo cảnh quan đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tuy nhiên, con người cũng có những tác động tiêu cực làm thay đổi bề mặt địa hình và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Từ khóa :
Địa lí 8
Đánh giá

0

0 đánh giá