Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Lịch sử 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ 200k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa Giáo
- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.
- Giải thích được khái niệm “Lãnh địa phong kiến”, “Thành thị trung đại”
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế trong thành thị trung đại với kinh tế của lãnh địa.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử:
+ Nhận diện, phân biệt, khai thác, sử dụng được các thông tin có trong các loại tư liệu cấu thành nên bài học.
+ Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Phân tích được vai trò của thành thị trung đại
- Vận dụng:
+ Mô tả được sự ra đời của Thiên chúa giáo.
+ Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế trong thành thị trung đại với kinh tế của lãnh địa.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu thông tin về quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy những thành tựu của nền văn minh châu Âu để lại cho nhân loại.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, giấy A0.
- Một số hình ảnh: Tượng Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ, Khu đất của lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu, Tranh vẽ mô tả đời sống nông nô và lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến, Chúa Giê-su-người sáng lập ra Thiên Chúa giáo…
- Video liên quan đến bài học.
2. Học sinh
- Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến bài học
- SGK, vở ghi…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.
b. Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”, sử dụng kĩ thuật dự án.
- Học sinh làm việc cá nhân trong vòng 1 phút để xác định địa danh, nhân vật lịch sử trong hình ảnh, 2 phút trả bài dự án về hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ.
c. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - Gv tổ chức cho HS nhận biết hình ảnh. ? Đây là địa danh thuộc thành phố và quốc gia nào?
? Đây là nhân vật nào?
- GV (gợi mở, đặt câu hỏi): Trên lãnh thổ nhiều nước châu Âu ngày nay đã xây dựng tượng đài để tưởng niệm vị Hoàng đế Sác- lơ- ma-nhơ. Ông đã có công lao gì mà được tôn vinh như thế? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về vị hoàng đế này? |
- Hình 1. Luân Đôn (Anh) - Hình 2. Rô-ma (Ý) - Hình 3. Pa-ri (Pháp) - Hình 4. Béc-lin (Đức)
- Nhân vật: Sác-lơ-ma-nhơ.
- Hiểu biết về Sác-lơ- ma-nhơ + Ông là hoàng đế của Vương quốc Phơ-răng. Dưới thời trị vì của ông, vương quốc Phơ-răng là một vương quốc lớn mạnh. + Ông trị vì 14 năm sau đó mất. Sau khi ông mất, Vương quốc Phơ-răng bị phân chia thành 3 vương quốc (sau trở thành các nước: Pháp, Đức, Italia). - Công lao: + Có công lao lớn trong việc bảo vệ và mở rộng lãnh thổ của Vương quốc Phơ-răng thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục. + Trong quá trình trị vì, ông cho xây dựng nhiều trường học, đường xá, cầu cống để cải thiện đời sống cho người dân. + Ông cũng có công lao lớn trong việc phục hưng giáo hội La Mã. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 1.
Xem thêm các bài giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Giáo án Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Giáo án Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo
Giáo án Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Giáo án Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Để mua Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây