Với giải Hoạt động 1 trang 84 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
Hoạt động 1 trang 84 KHTN 8: Thí nghiệm 1
Chuẩn bị:
- Một chiếc đũa bằng nhựa, một chiếc đũa bằng thủy tinh.
- Một mảnh vải len (hoặc dạ) và một mảnh vải lụa.
- Một số mẩu giấy vụn.
Tiến hành:
- Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy (Hình 20.1), có hiện tượng gì xảy ra không?
- Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, quan sát hiện tượng xảy ra.
- Làm thí nghiệm tương tự, thay đũa nhựa bằng đũa thủy tinh được cọ xát vào mảnh vải lụa, quan sát hiện tượng xảy ra.
- Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.
Trả lời:
- Ban đầu, đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy, ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.
- Khi cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, ta thấy đũa nhựa hút các mẩu giấy vụn làm các mẩu giấy vụn bám vào đầu của đũa nhựa.
- Khi làm thí nghiệm với đũa thủy tinh ta cũng quan sát được hiện tượng tương tự như đũa nhựa.
Nhận xét: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.
Lý thuyết Vật nhiễm điện
- Chuẩn bị:
Một chiếc đũa bằng nhựa và một chiếc đũa bằng thuỷ tinh.
Một mảnh vải len hoặc dạ và một mảnh vải lụa.
Một số mẩu giấy vụn.
- Tiến hành:
Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẫu giấy (Hình 20.1), quan sát hiện tượng xảy ra.
Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len hoặc dạ sau đó đưa lại gần các mẫu giấy vụn, quan sát hiện tượng xảy ra.
Làm thí nghiệm tương tự, thay đũa nhựa bằng đũa thuỷ tinh được cọ xát vào mảnh vải lụa, quan sát hiện tượng xảy ra.
Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.
Nhận xét:
Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.
Thí nghiệm 2
- Chuẩn bị:
Hai đũa nhựa và một đũa thuỷ tinh.
Mảnh vải len (hoặc dạ) và mảnh vải lụa. Giá thí nghiệm và dây treo.
- Tiến hành:
Lấy một đũa nhựa cọ vào mảnh vải len, sau đó treo lên giá thí nghiệm. Lấy chiếc đũa nhựa thứ hai cọ vào mảnh vải len rồi đưa lại gần đầu đũa nhựa kia (Hình 20.2a). Quan sát hiện tượng xảy ra.
Thay đũa nhựa bằng đũa thuỷ tinh đã cọ vào mảnh vải lụa, rồi đưa lại gần đũa nhựa (Hình 20.2b). Quan sát hiện tượng xảy ra.
Nhận xét:
- Hai chiếc đũa nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải len nhiễm điện như nhau; hai chiếc đũa thuỷ tinh cùng cọ xát vào mảnh vải lụa nhiễm điện như nhau.
- Chiếc đũa nhựa và chiếc đũa thuỷ tinh nhiễm điện khác nhau.
- Hai vật nhiễm điện như nhau thì đẩy nhau; hai vật nhiễm điện khác nhau thì hút nhau.
- Có hai loại điện tích. Người ta quy ước diện tích xuất hiện ở đũa thuỷ tinh sau khi cọ xát vào mảnh vải lụa là điện tích dương (+); điện tích xuất hiện ở đũa nhựa sau khi cọ xát vào mảnh vải len là điện tích âm (-).
Video bài giảng KHTN 8 Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát - Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động 1 trang 84 KHTN 8: Thí nghiệm 1.....
Hoạt động 2 trang 85 KHTN 8: Thí nghiệm 2....
Câu hỏi 2 trang 85 KHTN 8: Các điện tích cùng loại và khác loại tác dụng với nhau như thế nào?....
Câu hỏi 3 trang 85 KHTN 8: Trả lời câu hỏi ở phần mở đầu.....
Hoạt động 3 trang 86 KHTN 8: Hãy thảo luận để trả lời các câu hỏi dưới đây:....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: