Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 21 (Kết nối tri thức): Dòng điện, nguồn điện

3.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 21: Dòng điện, nguồn điện chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 21: Dòng điện, nguồn điện

Giải KHTN 8 trang 88

Mở đầu trang 88 Bài 21 KHTN 8Quan sát thí nghiệm sau:

Quan sát thí nghiệm sau:

Có hai điện nghiệm, điện nghiệm A được tích điện nên hai lá kim loại xòe ra; điện nghiệm B không tích điện nên hai lá kim loại cụp lại (Hình a). Nối hai quả cầu của hai điện nghiệm, hiện tượng xảy ra: hai lá kim loại của điện nghiệm A giảm độ xòe, hai lá kim loại của điện nghiệm B xòe ra (Hình b). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ điều gì?

Quan sát thí nghiệm sau: Có hai điện nghiệm, điện nghiệm A được tích điện

Trả lời:

Kết quả thí nghiệm trên chứng tỏ các hạt mang điện ở điện nghiệm A đã chuyển dịch một phần qua thanh kim loại sang điện nghiệm B làm điện nghiệm B được tích điện hai lá kim loại của điện nghiệm B xòe ra còn điện nghiệm A giảm bớt điện tích nên điện nghiệm A giảm độ xòe.

I. Dòng điện và nguồn điện

Câu hỏi 1 trang 88 KHTN 8Hãy kể tên các nguồn điện khác mà em biết.

Trả lời:

Các nguồn điện khác mà em biết: pin tiểu, pin vuông, pin cúc áo, pin đại, acquy xe máy, đinamo xe đạp, pin Mặt Trời, máy phát điện, ổ lấy điện trong nhà, …….

Hãy kể tên các nguồn điện khác mà em biết

Hoạt động 1 trang 89 KHTN 8Thí nghiệm

Chuẩn bị (Hình 21.1):

- Nguồn điện 3 V.

- Bóng đèn pin 2,5 V.

- Các dây nối – Công tắc.

- Hai chiếc kẹp bằng kim loại dùng để kẹp nối vào hai đầu của vật cần nghiên cứu.

- Lá đồng, lá nhôm, lá nhựa.

Thí nghiệm Chuẩn bị (Hình 21.1): Nguồn điện 3 V

Tiến hành:

- Bố trí thí nghiệm như Hình 21.1. Đóng công tắc, quan sát hiện tượng.

- Lần lượt thay lá đồng bằng lá nhôm và lá nhựa. Đóng công tắc, quan sát hiện tượng. Từ kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét về sự dẫn điện của lá đồng, lá nhôm, lá nhựa.

Thí nghiệm Chuẩn bị (Hình 21.1): Nguồn điện 3 V

Trả lời:

Kết quả thí nghiệm:

- Khi ghép lá đồng, lá nhôm vào mạch thì bóng đèn sáng Lá đồng, lá nhôm cho dòng điện chạy qua, là vật dẫn điện.

- Khi ghép lá nhựa vào mạch thì bóng đèn không sáng Lá nhựa không cho dòng điện chạy qua, là vật không dẫn điện.

Giải KHTN 8 trang 90

Câu hỏi 2 trang 90 KHTN 8Trong những vật sau đây: thanh gỗ khô, ruột bút chì, dây nhựa, thanh thủy tinh, đoạn dây nhôm. Vật nào là vật dẫn điện, vật nào là vật cách điện?

Trả lời:

Vật dẫn điện

Vật cách điện

Ruột bút chì

Đoạn dây nhôm

Thanh gỗ khô

Dây nhựa

Thanh thủy tinh

 

Câu hỏi 3 trang 90 KHTN 8Kể tên những vật liệu cách điện trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng mà em biết.

Trả lời:

- Vỏ dây điện: Cách ly hai lõi dây điện với nhau và cách ly hai lõi dây điện với bên ngoài.

Kể tên những vật liệu cách điện trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng

- Thân phích cắm điện: Cách ly hai chốt phích cắm với nhau và cách ly các phần tử mang điện bên trong với môi trường bên ngoài.

Kể tên những vật liệu cách điện trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng

Em có thể 1 trang 90 KHTN 8Nhận biết được các nguồn điện đơn giản như pin, acquy.

Trả lời:

Pin và acquy là những nguồn điện đơn giản đều có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động và có hai cực: cực dương (+), cực âm (-).

Nhận biết được các nguồn điện đơn giản như pin, acquy

Em có thể 2 trang 90 KHTN 8Làm được pin Von – ta đơn giản bằng vật liệu dễ tìm kiếm: nửa quả chanh, hai điện cực bằng đồng và bằng kẽm.

Trả lời:

Các em tham khảo video dưới đây theo đường link

https://www.youtube.com/watch?v=ea06kgOiK7o

Em có thể 3 trang 90 KHTN 8Lựa chọn được vật cách điện, vật dẫn điện.

Trả lời:

Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua, ví dụ: nhựa, gỗ khô, thủy tinh, …

Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua: đồng, nhôm, sắt, ….

Lý thuyết KHTN 8 Bài 21: Dòng điện, nguồn điện

I. Dòng điện và nguồn điện

1. Dòng điện

- Kết quả thí nghiệm trên chứng tỏ các hạt mang điện ở điện nghiệm A đã chuyển dịch qua thanh kim loại sang điện nghiệm B.

- Qua thanh kim loại đã có dòng điện.

- Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

2. Nguồn điện

- Muốn duy trì dòng điện trong các thiết bị tiêu thụ điện phải có nguồn điện.

- Nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng diện để các dụng cụ điện hoạt động.

- Những nguồn điện thường dùng là pin, acquy.

- Pin, acquy có hai cực: cực dương (+) và cực âm (-).

Lý thuyết KHTN 8 Bài 21 (Kết nối tri thức): Dòng điện, nguồn điện (ảnh 1)

II. Vật dẫn điện và vật không dẫn điện

- Vật dẫn điện là vật cho dòng điện chạy qua, ví dụ, các vật làm bằng kim loại. 

- Vật không dẫn điện (vật cách điện) là vật không cho dòng điện chạy qua, ví dụ như vật làm bằng nhựa, gỗ, thuỷ tinh, sứ,...

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 21: Dòng điện, nguồn điện

Lý thuyết KHTN 8 Bài 21 (Kết nối tri thức): Dòng điện, nguồn điện (ảnh 1)

Video bài giảng KHTN 8 Bài 21: Dòng điện, nguồn điện - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá