Lời giải Tiếng Việt lớp 3 trang 96, 97, 98, 99 Bài 3: Bàn tay cô giáo sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 96, 97, 98, 99 Bài 3: Bàn tay cô giáo
Đọc: Bàn tay giáo viên trang 96, 97
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu hỏi: Trao đổi với bạn về những công việc hằng ngày của thầy cô giáo lớp em theo gợi ý:
Phương pháp giải:
Em quan sát và tìm hiểu những công việc hằng ngày của thầy cô giáo lớp em và trao đổi với bạn.
Trả lời:
Cô giáo lớp em hằng ngày đến trường dạy học, mang đến cho chúng em những bài học hay. Sau khi kết thúc giờ dạy, cô sẽ chấm bài cho chúng em. Không chỉ vậy, cô còn phải làm nhiều công việc khác: soạn bài dạy, tổ chức sinh hoạt lớp,…
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Bàn tay cô giáo
Một tờ giấy trắng
Cô gấp cong cong
Thoắt cái đã xong
Chiếc thuyền xinh quá!
Một tờ giấy đỏ
Mềm mại tay cô
Mặt trời đã phô
Nhiều tia nắng toả.
Thêm tờ xanh nữa
Cô cắt rất nhanh
Mặt nước dập dềnh
Quanh thuyền sóng lượn.
Như phép mầu nhiệm
Hiện trước mắt em:
Biển biếc bình minh
Rì rào sóng vỗ.
Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô.
Nguyễn Trọng Hoàn
(:)
Phô: bày ra, để lộ ra.
Tiếng Việt lớp 3 trang 97 Câu 1: Cô giáo đã tạo ra những gì từ mỗi tờ giấy màu?
Phương pháp giải:
Em đọc ba khổ thơ đầu để biết cô giáo đã tạo ra những gì từ mỗi tờ giấy màu.
Trả lời:
Cô giáo đã tạo ra chiếc thuyền, mặt trời, sóng nước.
Tiếng Việt lớp 3 trang 97 Câu 2: Tìm từ ngữ cho thấy:
a. Cô giáo tạo ra bức tranh rất nhanh và rất khéo.
b. Những sản phẩm cô giáo làm ra rất đẹp.
Phương pháp giải:
Em đọc các khổ thơ để tìm những từ ngữ cho thấy:
Cô giáo tạo ra bức tranh rất nhanh và rất khéo.
Những sản phẩm cô giáo làm ra rất đẹp.
Trả lời:
Từ ngữ cho thấy cô giáo tạo ra bức tranh rất nhanh và rất khéo: thoắt, nhanh, mềm mại.
Từ ngữ cho thấy những sản phẩm cô giáo làm ra rất đẹp: xinh, màu nhiệm, lạ.
Tiếng Việt lớp 3 trang 97 Câu 3: Em thích hình ảnh nào trong bức tranh của cô giáo? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình.
Trả lời:
Em thích nhất hình ảnh những làn sóng lượn mà cô cắt từ tờ giấy xanh. Những làm sóng ấy làm cho bức tranh thêm màu sắc và con thuyền thêm sinh động hơn khi được bao quanh bởi nước biển xanh ngắt.
Tiếng Việt lớp 3 trang 97 Câu 4: Bài thơ nói về điều gì?
Phương pháp giải:
Qua việc đọc bài thơ, em hãy chọn một trong ba ý trên thể hiện nội dung bài thơ.
Trả lời:
Bài thơ nói về: Cô giáo của em rất khéo tay.
2. Đọc một bài về nghề nghiệp hoặc một sản phẩm sáng tạo mà em thích:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích.
b. Trao đổi với bạn về những điều đáng quý của nghề nghiệp hoặc đặc điểm em thích ở sản phẩm sáng tạo được nhắc đến trong bài văn.
Phương pháp giải:
a. Em hãy tìm và đọc một bài văn về nghề nghiệp hoặc một sản phẩm sáng tạo em thích, sau đó ghi vào phiếu đọc sách các thông tin sau: Tên bài văn; Tác giả; Nghề nghiệp hoặc sản phẩm được nhắc đến; từ ngữ chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm, nội dung.
b. Em hãy nhớ lại bài văn đã đọc và chia sẻ với bạn về những điều đáng quý của nghề nghiệp hoặc đặc điểm em thích ở sản phẩm sáng tạo được nhắc đến trong bài văn.
Trả lời:
a. Em tham khảo bài sau:
Mẹ của Oanh
Năm học này, cô Quyên được phân công dạy lớp 2A. Giờ Tiếng Việt, cô cho các bạn giới thiệu về công việc của bố mẹ mình. Lan hãnh diện với bạn bè vì có mẹ là bác sĩ. Tuấn say sưa kể về những cỗ máy mà bố cậu chế tạo.
Tới lượt Oanh, em đang lúng túng thì Quân nói:
- Thưa cô, mẹ bạn ấy quét dọn trong trường mình đấy ạ.
Cô giáo cảm ơn Quân rồi trìu mến nhìn về phía Oanh. Sau vài giây sững lại, Oanh bước lên trước lớp:
- Mẹ em là cô lao công của trường mình. Hằng ngày, mẹ quét sân, quét lớp, thu gom và phân loại rác,... Cuối giờ học, em thường ở lại giúp mẹ và chờ mẹ chở về.
Cô giáo tươi cười bảo:
- Nhờ Có mẹ bạn Oanh mà trường mình luôn sạch sẽ. Oanh còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ mẹ. Em thật đáng khen!
Khi cô vừa dứt lời, tiếng vỗ tay vang lên. Khuôn mặt Oanh ửng đỏ và đôi môi khẽ nở nụ cười.
Hoàng Ly
Tên bài văn: Mẹ của Oanh
Tác giả: Hoàng Ly
Nghề nghiệp hoặc sản phẩm được nhắc đến: bác sĩ, kĩ sư, lao công
Từ ngữ chỉ hoạt động: quét sân, quét lớp, thu gom và phân loại rác,...
Từ ngữ chỉ đặc điểm: sạch sẽ, ửng đỏ
Nội dung: Câu chuyện giúp em hiểu rằng: Người làm nghề gì cũng đáng quý.
b. Bài văn giúp em hiểu rằng nghề nào cũng đáng quý. Nghề của mẹ bạn Oanh là lao công và cũng là một nghề vô cùng đáng quý vì nhờ có cô lao công mà trường luôn sạch sẽ.
Viết: Bàn tay cô giáo trang 98
Tiếng Việt lớp 3 trang 98 Câu 1: Nhớ - viết:
Bàn tay cô giáo
Một tờ giấy đỏ
Mềm mại tay cô
Mặt trời đã phô
Nhiều tia nắng toả.
Thêm tờ xanh nữa
Cô cắt rất nhanh
Mặt nước dập dềnh
Quanh thuyền sóng lượn.
Như phép mầu nhiệm
Hiện trước mắt em:
Biển biếc bình minh
Rì rào sóng vỗ.
Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô.
Nguyễn Trọng Hoàn
Trả lời:
Em nhớ và viết đoạn thơ được yêu cầu vào vở.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng
- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…
- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.
- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.
Tiếng Việt lớp 3 trang 98 Câu 2: Viết lại vào vở cho đúng các tên người nước ngoài.
a. Lu-i thường rủ Véc-Xen đi câu cá.
b. Ông Giô-dép dắt Lu-i đến gặp thầy rơ-nê.
c. I-sắc niu-tơn (1642 - 1727) là một nhà khoa học vĩ đại người Anh.
Phương pháp giải:
Một số tên người nước ngoài đang bị sai chính tả. Em hãy tìm, sau đó sửa lại các từ đó cho đúng.
Lưu ý: Khi viết hoa tên người nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
Trả lời:
a. Lu-i thường rủ Véc-xen đi câu cá.
b. Ông Giô-dép dắt Lu-i đến gặp thầy Rơ-nê.
c. I-sắc Niu-tơn (1642 - 1727) là một nhà khoa học vĩ đại người Anh.
Tiếng Việt lớp 3 trang 98 Câu 3: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi chỗ trống:
Phương pháp giải:
a. Em điền s, hoặc x vào từng chỗ trống cho đúng chính tả.
a. Em điền vần âc hoặc ât vào từng chỗ trống và thêm dấu thanh nếu cần.
Trả lời:
a.
Cửa sổ - Con mắt ngôi nhà
Mở ra nhìn khắp núi xa, sông dài
Cho em ảnh sáng học bài.
Đón bao gió mát, đêm cài trăng sao.
Theo Trần Hồng Thắng
b.
Bao nhiêu mặt trời Đang còn say giấc Đậu trên giàn gấc Giữa vòm lá xanh.
|
Ban mới trong lành Gió lùa phảng phất Nắng vàng ươm mật Chim về reo ca... Theo Khuê Minh |
Tiếng Việt lớp 3 trang 98 Câu 1: Đọc đoạn văn, tìm các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau.
Bình theo bố mẹ vào Đồng Tháp. Không bao lâu, Bình nhanh chóng biết được vịt xiêm là con ngan, củ mì là củ sắn, kẹo đậu phộng là kẹo lạc, muối mè là muối vừng,...
Yên Đan
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn, tìm những cặp từ thể hiện ý nghĩa giống nhau hoặc tương đồng.
Lời giải:
Các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau là: Vịt xiêm – con ngan, củ mì – củ sắn, đậu phộng - lạc, mè - vừng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 2: Tìm 1 - 2 từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ sau:
Phương pháp giải:
Em tìm các từ có nghĩa giống với các từ đã cho.
Lời giải:
Mẹ: má, bầm, tía
Bố: ba, cha, thầy
Lớn: to, vĩ đại, khổng lồ
Đẹp: xinh, xinh đẹp, xinh xắn.
Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 3: Đặt 1- 2 câu có sử dụng từ ngữ ở bài tập 2.
M: Mẹ đi làm từ sáng sớm.
Phương pháp giải:
Em hãy sử dụng các từ ngữ ở bài tập 2 để đặt câu.
Lời giải:
Mẹ: Mẹ luôn chăm lo cho chúng em
Má đưa chúng em tới trường.
Bố: Bố là bờ vai vững chắc của chúng con
Ba dạy chúng em trồng cây.
Lớn: Chúng em đang lớn lên từng ngày.
Tiếng loa phát nhạc to quá!
Đẹp: Bầu trời hôm nay mới đẹp làm sao!
Em đã từng nhìn thấy chiếc khinh khí cầu khổng lồ.
Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Câu 4: Tìm câu hỏi và từ ngữ dùng để hỏi có trong các đoạn văn sau:
a. Thầy hỏi:
- Con tên là gì?
- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ!
Theo Đức Hoài
b. Em hỏi bố:
- Sao con không được quàng khăn như các anh chị hả bố?
Bố xoa đầu Nhi, âu yếm:
- Nếu chăm ngoan, lên lớp Ba, con sẽ được nhận phần thưởng đặc biệt này.
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Phương pháp giải:
Em tìm câu hỏi và từ ngữ dùng để hỏi có trong các đoạn văn trên dựa vào các dấu hiệu: dấu câu, từ để hỏi: Là gì? Tại sao? Như thế nào?,… và nghĩa của câu.
Lời giải:
a. Câu hỏi: Con tên là gì?
Từ để hỏi: là gì
b. Câu hỏi: Sao con không được quàng khăn như các anh chị hả bố?
Từ để hỏi: Sao
Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Vận dụng 1: Đặt tên cho bức tranh của cô giáo trong bài thơ Bàn tay cô giáo.
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát tranh và đặt tên cho bức tranh.
Lời giải:
Em tham khảo các tên sau:
Bức tranh diệu kì
Biển và nắng
Bình minh trên biển.
Tiếng Việt lớp 3 trang 99 Vận dụng 2: Giới thiệu bức tranh với người thân.
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát tranh và giới thiệu với người thân những điều trong bức tranh.
Lời giải:
Bức tranh này được làm từ đôi bàn tay khéo léo và diệu kì của cô giáo. Bức tranh trông thật hài hòa về màu sắc với màu xanh của biển, màu vàng của ánh mặt trời và màu trắng của con thuyền trên biển. Điều đặc biệt, đây là bức tranh được cô tạo nên từ những tờ giấy. Vì vậy nó đẹp một cách đầy mới mẻ.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: