Giáo án Sinh học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024): Tế bào nhân sơ

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Sinh học lớp 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Sinh học 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần chủ yếu của tế bào nhân sơ.

Giải thích được tại sao gọi tên là tế bào nhân sơ.

- Vận dụng kiến thích bài học để giải thích được tại sao trong y tế  khi dùng kháng sinh diệt vi khuẩn phải biết đó là vi khuẩn gram dương hay âm.

1.2. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu về tế bào nhân sơ.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm hiểu một số loài vi khuẩn có lợi, có hại con người đã tìm ra.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.

 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.

- Phiếu học tập.

- Hình vẽ SGK bài 7; tranh ảnh về các vi khuẩn.

- Video có hình ảnh thật về vi khuẩn: https://youtu.be/IVkBO65LWRQ

2. Học sinh

SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

- Chuẩn bị nguyên liệu làm mô hình tế bào vi khuẩn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:  

- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.

b) Nội dung:  

- Học sinh suy nghĩ thảo luận trả lời bài tập tình huống gắn liền với thực tế:

Hiện nay môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, xuất hiện nhiều bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Nếu em là bác sĩ trước khi kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân em sẽ làm gì để có đơn thuốc phù hợp? Tại sao kháng sinh lại chữa được bệnh?

c) Sản phẩm học tập:

- Các câu trả lời của học sinh có thể đúng, cũng có thể sai.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra tình huống và yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn để đưa ra cách giải quyết.

 

HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.

HS thảo luận nhóm cặp đôi và vạch ra các phương án để trả lời câu hỏi khởi động.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, nếu còn cách giải quyết khác thì tiếp tục gọi HS để liệt kê ra một số cách giải quyết.

- HS báo cáo phần trả lời của mình.

- Lắng nghe câu trả lời của bạn và đưa ra ý kiến bổ sung.

Bước 4. Nhận định và kết luận

GV không chốt kiến thức mà  dẫn dắt vào nội dung bài mớiĐể trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

HS lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

aMục tiêu:

HS nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

- Giải thích được vì sao gọi là tế bào nhân sơ.

bNội dung:

- Hoạt động cặp đôi: Nghiên cứu SGK mục I trang 44 để trả lời hoàn thành phiếu học tập số 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

Phiếu học tập số 1

Đặc điểm

Không

Màng nhân

 

 

Kích thước nhỏ

 

 

Các hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc

 

 

1.

Kích thước nhỏ mang lại lợi thế gì cho vi khuẩn?....................................

2. Tại sao tế bào vi khuẩn gọi là tế bào nhân sơ?

cSản phẩm học tập:

Nội dung phiếu học tập số 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

Đặc điểm

Không

Vật chất di truyền có màng bao bọc

 

X

Kích thước nhỏ

X

 

Các hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc

 

X

1. Kích thước nhỏ → tỷ lệ S/V lớn:   

- Tốc độ trao đổi chất với môi trường qua màng nhanh.

- Sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong TB diễn ra nhanh hơn, TB sinh trưởng, phát triển nhanh và sinh sản nhanh →  vi khuẩn dễ thích ứng với môi trường.

2. Vì tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc SGK mục I, thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1.

 

- Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

 

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- Đọc SGK và thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án ghi vào phiếu học tập cá nhân.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

 

- GV yêu cầu đại diện một số HS trình bày, các HS con lại nhận xét, bổ sung.

- GV: 1 loại vi khuẩn A có kích thước 1um và 1 loại vi khuẩn B có kích thước 5um. Theo lý thuyết loại nào sẽ có tốc độ sinh sản nhanh hơn? Giải thích?

- Báo cáo nội dung thảo luận.

- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Trao đổi giải thích.

Bước 4. Nhận định và kết luận

- GV nhận xét và kết luận

- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV

 

Kết luận:

Tế bào nhân sơ có các đặc điểm: Chưa có màng nhân => gọi là tế bào nhân sơKích thước nhỏ; Chưa có các hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Kích thước nhỏ  à tỷ lệ S/V lớn:   

- Tốc độ trao đổi chất với môi trường qua màng nhanh

- Sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong TB diễn ra nhanh hơn

- TB sinh trưởng, phát triển nhanh và sinh sản nhanh à vi khuẩn dễ thích ứng với môi trường.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 7.

Xem thêm các bài giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 6: Thực hành: Nhận biết một số phân tử sinh học

Giáo án Bài 7: Tế bào nhân sơ

Giáo án Bài 8: Tế bào nhân thực

Giáo án Bài 9: Thực hành: Quan sát tế bào

Giáo án Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Để mua Giáo án Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá