Mô tả những nét chính (thời gian, người lãnh đạo, địa điểm, cách đánh, kết quả) về trận Rạch Gầm

814

Với giải Câu hỏi 2 trang 36 Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 8: Phong trào Tây Sơn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Câu hỏi 2 trang 36 Lịch Sử 8: Mô tả những nét chính (thời gian, người lãnh đạo, địa điểm, cách đánh, kết quả) về trận Rạch Gầm - Xoài Mút trên lược đồ. Thắng lợi này có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Trả lời:

- Mô tả nét chính về trận Rạch Gầm - Xoài Mút:

+ Thời gian: ngày 19/1/1785

+ Người lãnh đạo: Nguyễn Huệ

+ Địa điểm: khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (nay thuộc tỉnh Tiền Giang).

+ Cách đánh: nghi binh, dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi bất ngờ chặn đánh, kết hợp dùng thuyền, bè lửa đốt cháy chiến thuyền giặc.

+ Kết quả: thắng lợi, tiêu diệt khoảng 4 vạn quân Xiêm, buộc chúng phải rút về nước.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện lòng yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Bảo vệ được độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

+ Cho thấy tài năng thao lược của bộ chỉ huy quân Tây Sơn (tiêu biểu là: Nguyễn Huệ).

Lý thuyết Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Phong trào Tây Sơn (ảnh 1)a) Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong 

- Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng rộng từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

- Tình thế bất lợi khi phía bắc bị quân Trịnh tấn công, phía nam có quân chúa Nguyễn.

- Nguyễn Nhạc tạm hoãn với quân Trịnh để đánh quân Nguyễn.

- Nghĩa quân Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định.

- Năm 1777, chúa Nguyễn bị bắt, giết, chỉ Nguyễn Ánh chạy thoát.

- Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

b) Đánh tan quân Xiêm xâm lược 

- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, quân Xiêm tấn công và chiếm miền Tây Gia Định.

- Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mỹ Tho và chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

- Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra ngày 19-1-1785. Quân Tây Sơn chặn đánh quân Xiêm bằng cách đánh nghi binh, nhử quân vào trận địa mai phục, kết hợp dùng thuyền, bè lửa đốt cháy thuyền giặc, khiến quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết.

- Trận Rạch Gầm - Xoài Mút trở thành một trong những trận thuỷ chiến lớn của lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam và đánh dấu sự trỗi dậy của phong trào dân tộc Tây Sơn.

c) Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Triều Lê sụp đổ 

- Tháng 5 –1786, quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân và giải phóng Đàng Trong.

- Quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long (tháng 7 – 1786), lật đổ chúa Trịnh, giao lại quyền cho vua Lê.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, sụp đổ chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.

d) Đại phá quân Thanh xâm lược 

- Cuối năm 1788, nhà Thanh xâm lược nước ta với 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy.

- Quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long, tạo phòng tuyến thuỷ-bộ liên hoàn.

- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn giải phóng Thăng Long trong 5 ngày, bảo vệ độc lập của đất nước.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Phong trào Tây Sơn (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá