Sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Phong trào Tây Sơn

3.6 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn

A. Trắc nghiệm

Bài tập 1 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

Câu 1.1 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII?

A. Bộ máy quan lại tham nhũng.

B. Ruộng đất bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.

C. Chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề.

D. Đời sống nhân dân được cải thiện.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.2 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1771 là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Đàng Trong.

B. Mâu thuẫn giữa ba anh em Tây Sơn và chúa Nguyễn.

C. Nguy cơ xâm lược của quân Xiêm.

D. Yêu cầu khai phá vùng đất phía Nam.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.3 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là ở đâu?

A. Tây Sơn thượng đạo.

B. Tây Sơn hạ đạo.

C. Quảng Nam.

D. Bình Thuận.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.4 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Trong bối cảnh nào Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn?

A. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ một vùng rộng lớn.

B. Nghĩa quân Tây Sơn đối mặt với tình thế bất lợi.

C. Chúa Trịnh hoà hoãn với chúa Nguyễn.

D. Chúa Nguyễn bị bắt, giết.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.5 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Sự kiện nào đánh dấu chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?

A. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ một vùng rộng lớn (1774).

B. Nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định (1776 - 1783).

C. Nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh, bắt giết chúa Nguyễn (1777).

D. Chúa Nguyễn xin hàng, trao quyền cho nghĩa quân Tây Sơn.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.6 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Quân Tây Sơn giành được thắng lợi quan trọng nào vào ngày 19 - 1-1785?

A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.

B. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

C. Tiêu diệt quân Xiêm xâm lược.

D. Tiêu diệt quân Thanh xâm lược.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.7 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)?

A. Trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử dân tộc.

B. Một trong những trận thuỷ chiến lớn của lịch sử dân tộc.

C. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn.

D. Trận thuỷ chiến đầu tiên đánh thắng quân Xiêm.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.8 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Đánh thắng quân Xiêm xâm lược có ý nghĩa lịch sử quan trọng thế nào đối với khởi nghĩa Tây Sơn?

A. Mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc.

B. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn.

C. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trở thành phong trào dân tộc.

D. Hoàn thành nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.9 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Quân Tây Sơn giành được thắng lợi quan trọng nào vào tháng 7 - 1786?

A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

B. Chiếm được thành Phú Xuân.

C. Giải phóng toàn bộ Đàng Trong.

D. Giải phóng toàn bộ Đàng Ngoài.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.10 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Nhà Thanh viện cớ nào để xâm lược nước ta (cuối năm 1788)?

A. Lê Chiêu Thống cầu cứu.

B. Chính quyền Lê - Trịnh sụp đổ.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu.

D. Chính quyền chúa Nguyễn sụp đổ.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.11 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Trước thế mạnh của quân Thanh khi tiến vào Thăng Long, quân Tây Sơn không thực hiện kế sách nào sau đây?

A. Rút khỏi kinh thành Thăng Long.

B. Lui về phòng thủ ở phía nam.

C. Xây dựng phòng tuyến thuỷ - bộ liên hoàn.

D. Chặn đánh quân Thanh ngay từ biên giới.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.12 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Chỉ trong vòng 5 ngày (từ đêm 30 đến mồng 5 Tết Kỷ Dậu), quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi quan trọng nào?

A. Quét sạch quân Thanh xâm lược.

B. Giải phóng kinh thành Thăng Long.

C. Hoàn thành thống nhất đất nước.

D. Lật đổ chính quyền phong kiến.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.13 trang 36 SBT Lịch Sử 8: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược?

A. Chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.

B. Một trong những chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

C. Quét sạch toàn bộ quân xâm lược.

D. Hoàn thành thống nhất đất nước.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Bài tập 2 trang 38 SBT Lịch Sử 8: Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải cho phù hợp về một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn.

Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải cho phù hợp

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - B

2 - D

3 - A

4 - E

5 - C

6 - H

7 - G

 

Bài tập 3 trang 38 SBT Lịch Sử 8: Hãy tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để hoàn thành câu sau cho hợp với ghi chép của sử Triều Nguyễn.

“...(1)... từ sau ...(2)... năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà trong lòng thì sợ ...(3)... như sợ cọp".

Lời giải:

Người Xiêm từ sau thất bạinăm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà trong lòng thì sợ Tây Sơnnhư sợ cọp".

B. Tự luận

Bài tập 1 trang 39 SBT Lịch Sử 8: Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây) về những sự kiện chính của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.

Thời gian

Sự kiện/ thắng lợi tiêu biểu

Kết quả/ý nghĩa

1. Năm 1771

.......................

.......................

2. Năm 1777

.......................

.......................

3. Năm 1785

.......................

.......................

4. Năm 1786

.......................

.......................

5. Năm 1788

.......................

.......................

6. Năm 1789

.......................

.......................

Lời giải:

Thời gian

Sự kiện/ thắng lợi tiêu biểu

Kết quả/ý nghĩa

1. Năm 1771

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn thượng đạo.

Khởi nghĩa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia.

2. Năm 1777

Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

3. Năm 1785

Quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

Đánh tan gần 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

4. Năm 1786

Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài.

Lật đổ chính quyền chúa TRịnh ở Đàng Ngoài.

5. Năm 1788

Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến ra Bắc lần thứ hai.

Lật đổ chính quyền nhà Lê.

6. Năm 1789

Quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

đánh tan gần 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.

Bài tập 2 trang 39 SBT Lịch Sử 8: Khai thác tư liệu và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Tư liệu: Trong buổi lễ tuyên thệ, Quang Trung đã đọc lời dụ tướng sĩ, thể hiện rõ quyết tâm đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc: Đánh cho để tóc dài, Đánh cho để răng đen, Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ. hữu chủ.

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.615)

Lời giải:

Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.

+ Tài năng thao lược, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung - Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử: Phong trào Tây Sơn đã có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.

+ Đồng thời, phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Bài tập 3 trang 39 SBT Lịch Sử 8: Tìm hiểu thông tin qua sách, báo, internet, em hãy giới thiệu ngắn gọn về lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội) diễn ra vào ngày mồng 5 tết Nguyên đán hằng năm theo gợi ý sau:

- Mục đích, ý nghĩa của lễ hội.

- Địa điểm diễn ra lễ hội.

- Các hoạt động trong lễ hội.

- Cảm nhận của em (nếu đã từng tham dự lễ hội).

Lời giải:

- Mục đích, ý nghĩa của lễ hội: tưởng nhớ những chiến công chống giặc ngoại xâm của quân Tây Sơn.

- Địa điểm diễn ra lễ hội: gò Đống Đa, thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Các hoạt động trong lễ hội:

+ Lễ tế, rước kiệu vua Quang Trung và hoàng hậu Ngọc Hân

+ Lễ dâng hương

+ Nghi lễ cầu siêu sẽ được diễn tại chùa Bộc và chùa Đông Quang. Chùa Bộc là nơi cầu siêu cho những chiến sĩ nhà Tây Sơn để tưởng nhớ công ơn của họ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc. Còn tại chùa Đông Quang sẽ là buổi lễ cầu siêu cho những kẻ xâm lược, đây được xem là hành động đẹp đẽ của dân ta dành cho những đối tượng xâm lăng.

Bài tập 4 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy viết ra ít nhất hai lí do nên đến thăm Bảo tàng Quang Trung (Tây Sơn, Bình Định). Nếu đã từng đến tham quan và học tập ở đây, hãy chia sẻ điều em ấn tượng nhất với bảo tàng này.

Lời giải:

- Hai lí do nên đến thăm Bảo tàng Quang Trung (Tây Sơn - Bình Định):

+ Là một trong những bảo tàng nổi tiếng ở Bình Định, gắn liền với phong trào Tây Sơn, lưu giữ các tư liệu lịch sử về Quang Trung và các thời kì phát triển của phong trào Tây Sơn.

+ Tham quan, học tập và hiểu biết thêm về lịch sử, đồng thời Bảo tàng còn là nơi lưu truyền tinh thần võ Tây Sơn - một môn võ thuật truyền thống của Bình Định.

Bài tập 5 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Lập thẻ nhớ về Nguyễn Huệ - Quang Trung theo gợi ý dưới đây.

Lập thẻ nhớ về Nguyễn Huệ - Quang Trung theo gợi ý dưới đây

Lời giải:

- Câu nói ấn tượng của nhân vật:

+ “Đánh để cho dài tóc/ Đánh để cho đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản / Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn / Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

“Nơi nào ta mang quân tới, nơi đó quân thù bị đánh tan tành”.

“Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”.

- Tóm tắt tiểu sử của nhân vật:

Nguyễn Huệ sinh năm 1752 tại vùng Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) gốc người họ Hồ, thuở nhỏ tên là Thơm. Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông (Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ) được biết đến với tên gọi “Tây Sơn tam kiệt”, họ là những nhà lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII.

Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.

- Vai trò của nhân vật:

+ Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn.

+ Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.

+ Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và cải cách đất nước. Công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.

- Điều em yêu thích nhất ở nhân vật: tài năng quân sự, lòng yêu nước, thương dân.

- Dấu ấn của nhân vật đến hiện nay:

+ Di tích gò Đống Đa (Hà Nội).

+ Lễ hội Đống Đa (Hà Nội).

+ ….

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn

1. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

- Chính quyền Đàng Trong suy yếu từ giữa thế kỉ XVIII.

- Quan lại tham nhũng, địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất nông dân.

- Chế độ tô thuế, lao dịch gây khổ đau cho dân.

- Nỗi bất bình, oán hận của tầng lớp xã hội tăng cao.

- Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi nghĩa.

- Căn cứ nghĩa quân ở Tây Sơn thượng đạo với khẩu hiệu "lấy của người giàu chia cho người nghèo".

- Khởi nghĩa thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

2. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Phong trào Tây Sơn (ảnh 1)a) Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong 

- Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng rộng từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

- Tình thế bất lợi khi phía bắc bị quân Trịnh tấn công, phía nam có quân chúa Nguyễn.

- Nguyễn Nhạc tạm hoãn với quân Trịnh để đánh quân Nguyễn.

- Nghĩa quân Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định.

- Năm 1777, chúa Nguyễn bị bắt, giết, chỉ Nguyễn Ánh chạy thoát.

- Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

b) Đánh tan quân Xiêm xâm lược 

- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, quân Xiêm tấn công và chiếm miền Tây Gia Định.

- Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mỹ Tho và chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

- Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra ngày 19-1-1785. Quân Tây Sơn chặn đánh quân Xiêm bằng cách đánh nghi binh, nhử quân vào trận địa mai phục, kết hợp dùng thuyền, bè lửa đốt cháy thuyền giặc, khiến quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết.

- Trận Rạch Gầm - Xoài Mút trở thành một trong những trận thuỷ chiến lớn của lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam và đánh dấu sự trỗi dậy của phong trào dân tộc Tây Sơn.

c) Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Triều Lê sụp đổ 

- Tháng 5 –1786, quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân và giải phóng Đàng Trong.

- Quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long (tháng 7 – 1786), lật đổ chúa Trịnh, giao lại quyền cho vua Lê.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, sụp đổ chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.

d) Đại phá quân Thanh xâm lược 

- Cuối năm 1788, nhà Thanh xâm lược nước ta với 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy.

- Quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long, tạo phòng tuyến thuỷ-bộ liên hoàn.

- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn giải phóng Thăng Long trong 5 ngày, bảo vệ độc lập của đất nước.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Phong trào Tây Sơn (ảnh 1)3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn 

- Tinh thần yêu nước, đồng lòng và dũng cảm của quân dân ta, cùng với lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã giúp phong trào Tây Sơn giành thắng lợi.

- Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn-Trịnh, xoá bỏ chia cắt đất nước, và đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia. Phong trào còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền của Tổ quốc.

- Ca ngợi công lao của vua Quang Trung, công chúa Ngọc Hân đã viết:

Mà nay áo vải cờ đào,

Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình.

Đánh giá

0

0 đánh giá