Tại sao vùng ven bờ lại có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi

613

Với giải Luyện tập trang 201 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

Luyện tập trang 201 KHTN lớp 8: Tại sao vùng ven bờ lại có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi?

Trả lời:

Vùng ven bờ có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi vì: Vùng ven bờ có sự đa dạng về địa hình, khí hậu, môi trường đất (đất mặn, đất phèn, đất cát,…), môi trường nước (nước từ mặn cho đến lợ),… tạo ra nhiều loại môi trường sống đa dạng, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều nhóm loài.

LÝ THUYẾT CÁC KHU SINH HỌC

- Khái niệm khu sinh học: Các hệ sinh thái lớn đặc trưng về đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định gọi là các khu sinh học.

- Phân loại: Sinh quyển gồm các khu sinh học trên cạn và các khu sinh học dưới nước.

1. Một số khu sinh học trên cạn

- Một số khu sinh học trên cạn như: đồng rêu đới lạnh, rừng lá kim phương bắc, rừng rụng lá theo mùa ôn đới, thảo nguyên, savan và hoang mạc, rừng nhiệt đới.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

Các khu sinh học trên cạn

Tên

Đặc điểm

Đồng rêu đới lạnh

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

- Khí hậu vùng cực quanh năm băng giá, thời kì trời quang đãng và ấm áp rất ngắn.

- Thực vật chiếm ưu thế là các loài sống nơi ẩm ướt và lạnh như rêu, địa y,…

- Động vật có các loài gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu,… và côn trùng.

Rừng lá kim phương bắc

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

- Khí hậu đặc trưng với mùa đông kéo dài và có tuyết phủ dày, mùa hè ngắn.

- Thực vật chủ yếu là các loài cây lá kim như tùng, bách, thông,..

- Động vật thích nghi với đời sống ở tuyết như thỏ tuyết, linh miêu, chó sói, gấu,…

Rừng rụng lá theo mùa ôn đới

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

- Khí hậu ấm áp về mùa hè, lạnh vào mùa đông.

- Thực vật chủ yếu là các loài cây cỏ lá khô và rụng vào mùa đông như phong, sến đỏ, sồi,…

- Động vật có nhiều loài di cư tránh mùa đông và ngủ đông như sóc, chim gõ kiến, hươu, lợn lòi, cáo, gấu,…

Thảo nguyên

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

- Khí hậu ôn đới, có mùa hạ tương đối nóng nhưng sang mùa đông thì lạnh, đôi khi có tuyết rơi.

- Thực vật chủ yếu là cỏ thấp.

- Động vật chủ yếu là các loài chạy nhanh và thích nghi với sự thay đổi khí hậu theo mùa rõ rệt như ngựa, sóc, sói,…

Savan

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

- Khí hậu savan khô, nóng.

- Thực vật chủ yếu là cây bụi mọc xen với cây cỏ, cây rụng lá vào mùa khô vì thiếu nước.

- Động vật chủ yếu là các loài như linh dương, ngựa vằn, hươu cao cổ, đà điểu, sư tử, báo,…

Sa mạc và hoang mạc

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

- Khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm.

- Thực vật chủ yếu là cây bụi chịu hạn tốt như xương rồng, cỏ lạc đà, ngải,…

- Động vật là các loài thích nghi với khí hậu khô và nóng như lạc đà, thằn lằn, rắn, sâu bọ cánh cứng,…

Rừng nhiệt đới

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

- Khí hậu nóng và ẩm quanh năm, lượng mưa hằng năm cao.

- Thực vật đa dạng về các loại cây gỗ, cây hòa thảo, dương xỉ, nấm,…

- Động vật đa dạng và phong phú, có các loài như khỉ, rùa, rắn, báo đốm, dơi, hổ, côn trùng,…

2. Một số khu sinh học dưới nước

- Một số khu sinh học dưới nước như: khu sinh học nước ngọt với các hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ, đầm lầy,…) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối,…), khu sinh học nước mặn (đầm phá, rừng ngập mặn, biển,…).

Hệ sinh thái nước đứng

Hệ sinh thái nước chảy

Hệ sinh thái biển

- Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, động vật đáy.

- Vùng nước sâu vừa: có sinh vật phù du.

- Vùng nước sâu: có các động vật thích nghi với bóng tối.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

- Vùng thượng lưu có các loài động vật có khả năng bơi giỏi.

- Vùng hạ lưu: có thực vật và các loài động vật nổi.

- Vùng trung lưu: thành phần sinh vật pha trộn.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

- Phân chia theo chiều thẳng đứng: tầng mặt có nhiều sinh vật nổi, tầng giữa có nhiều động vật tự bơi và tầng đáy có các động vật đáy.

- Phân chia theo chiều ngang: vùng ven bờ có thành phần sinh vật phong phú hơn và vùng khơi.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học
Đánh giá

0

0 đánh giá