Em hãy giúp bạn T giải đáp thắc mắc về mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động tư pháp

545

Với giải Luyện tập 3 trang 79 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Luyện tập 3 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy giúp bạn T giải đáp thắc mắc về mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động tư pháp.

Lời giải:

- Với vị trí, chức năng rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước ta, Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân có trách nhiệm phối hợp với nhau để giải quyết vụ án hình sự đúng đắn, khách quan theo luật định nhằm bảo vệ chế độ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Mối quan hệ phối hợp đó cơ bản là quan hệ giữa chức năng xét xử và chức năng buộc tội. Bản thân hai chức năng này có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Không thể xét xử nếu không có sự buộc tội, hay nói cách khác, ở đâu có buộc tội, thì ở đó phát sinh hoạt động xét xử và bào chữa. Nếu Viện kiểm sát làm tốt chức năng buộc tội thì sẽ hỗ trợ đắc lực cho chức năng xét xử của Tòa án và ngược lại. Ngay từ khi thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ nhằm xác định tội trạng và khung hình phạt truy tố, cũng như thủ tục tố tụng được tiến hành chặt chẽ đặt nền móng cho Toà án thực hiện hiệu quả hoạt động tố tụng. Tại phiên toà, nếu kiểm sát viên làm tốt vai trò công tố nhà nước thì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử. Ngược lại Toà án thực hiện chức năng xét xử đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam gồm mấy cơ quan chính?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Đáp án đúng là: C

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Câu 2. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm là: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và mang tính thống nhất.

Câu 3. Bộ máy nhà nước Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

A. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa

B. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

C. Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá