Với giải Mở đầu trang 66 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 67 Kinh tế và Pháp luật 10: Dựa vào các thông tin:
a) Em hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.
b) Em hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Lời giải:
Yêu cầu a) Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam:
Yêu cầu b)
- Đảng Cộng sản Việt Nam: ra đời ngày 3-2-1930, là Đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: do Đảng lãnh đạo, là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam.
- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp: là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc đóng hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.
- Các tổ chức phi chính phủ: là các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận độc lập với chính phủ, hệ thống kết nối của các tổ chức này thường mang tính chất xuyên quốc gia, hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng liên quan đến văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường,…
- Các tổ chức tôn giáo: như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Hội thánh Tin lành Việt Nam,…
Lý thuyết Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam
- Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
|
|
Cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Biểu tượng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
b) Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam
- Hệ thống chính trị Việt nam có đặc điểm:
+ Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
+ Được xây dựng trên nên tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
+ Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
+ Đảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.
Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 67 Kinh tế và Pháp luật 10: Dựa vào các thông tin:
Câu hỏi trang 68 Kinh tế và Pháp luật 10:
Câu hỏi trang 69 Kinh tế và Pháp luật 10:
Câu hỏi trang 70 Kinh tế và Pháp luật 10:
Luyện tập 2 trang 70 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy xử lý tình huống sau:
Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13: Chính quyền địa phương
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam