Quan sát, phát hiện một số vấn đề trong đời sống, trao đổi, thảo luận với bạn bè và người thân về các vấn đề đó

298

Trả lời Câu 3 trang 57 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Hướng dẫn tự học giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 57 Tập 1 hay nhất

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Quan sát, phát hiện một số vấn đề trong đời sống, trao đổi, thảo luận với bạn bè và người thân về các vấn đề đó.

Trả lời:

Cách 1:

- Một số vấn đề trong cuộc sống cần thảo luận, trao đổi:

+ Học tập – trách nhiệm hay nghĩa vụ của người học sinh?

+ Trò chơi điện tử thúc đẩy bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên như thế nào?

+ Hút thuốc lá trên toàn cầu thế giới có nên bị cấm?

+ Nghiện Internet có được coi là một bệnh lý không?

+…

- Trao đổi, thảo luận vế vần đề: Nghiện Internet có được coi là một bệnh lý không?

Với sự phát triển của công nghệ, chúng đang xuất hiện, len lỏi vào trong từng góc cuộc sống của con người, dần khiến con người đang bị lệ thuộc vào công nghệ.

Ngày nay, chúng ta điều yêu công nghệ, điều này thể hiện trực tiếp qua những chiếc smartphone, tablet, qua những mạng xã hội mà chúng ta đang dùng và qua việc chúng ta đang dần lệ thuộc vào Internet. Sức mạnh to lớn của Internet đủ để khiến chúng ta phải yêu thích nó, nhưng liệu tình yêu đó có đang quá giới hạn bình thường? Một nghiên cứu trong năm 2014 cho thấy có khoảng 16% những người trong độ tuổi 18-25 tại Mỹ đang bị phụ thuộc rất nhiều vào Internet, khi mà họ dành ra hơn 15 tiếng một ngày để "Online".

Thực tế, nghiện Internet chưa được công nhận chính thức là một bệnh lý trong y học. Chỉ có điều sự ảnh hưởng của nó đến tâm sinh lý của "bệnh nhân" khiến người ta phải có các trung tâm điều trị và cả quy trình điều trị cho họ. Tác hại của việc nghiện Internet đang ngày một lớn hơn, và người ta đang dần xem nó như là một căn bệnh chứ không chỉ là vấn đề xã hội nữa.

Ở Mỹ, người ta đang tranh cãi xem liệu có nên thêm các triệu chứng của việc nghiện Internet vào DSM-5 - một cẩm nang tổng hợp các triệu chứng về bệnh tâm thần được xây dựng bởi các chuyên gia tại Mỹ. Thế nhưng trước khi có kết quả của việc đó, chúng ta nên bắt đầu lo lắng và đối mặt với vấn đề của chính mình.

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng quá mức công nghệ nói chung và Internet nói riêng sẽ tạo ra sự phụ thuộc, thậm chí là nghiện về cả tinh thần và thể chất. Kể từ khi sinh ra và lớn lên, con người ta hình thành tính cách và thói quen thông qua những tương tác xã hội. Vậy nên thế giới công nghệ ngày nay cùng Internet đã và đang thay đổi hoàn toàn cách mà chúng ta tương tác với xã hội. Về lâu dài, nó còn gây ra các mối nguy hại cho sức khỏe của con người.

Thế nhưng chẳng cần đến các cơ sở y tế, chúng ta có lẽ cũng có thể dễ dàng tìm thấy những tác động của hiện tượng này xung quanh ta.

Cuộc sống hiện đại đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống gia đình ngày nay. Đừng nghĩ là chỉ có trẻ nhỏ, ngay cả những ông bố, bà mẹ cũng đang trở thành một phần của sự thay đổi đó. Sẽ không quá hiếm gặp cái cảnh những ông bố, bà mẹ suốt ngày bận rộn xung quanh điện thoại, email, tin nhắn của họ. Điều đáng buồn cười là, chính họ là những người đang dạy con cái mình việc phải cẩn thận với sự ảnh hưởng của công nghệ (chơi game, sử dụng điện thoại,...).

Cách 2:

- Một số vấn đề trong cuộc sống cần thảo luận, trao đổi:

+ Học tập – trách nhiệm hay nghĩa vụ của người học sinh?

+ Trò chơi điện tử thúc đẩy bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên như thế nào?

+ Hút thuốc lá trên toàn cầu thế giới có nên bị cấm?

+ Vô cảm có phải là bệnh hay không?

+…

- Trao đổi, thảo luận vế vần đề: Vô cảm có phải là bệnh hay không?

uộc sống này sẽ thật lạnh lùng, tẻ nhạt, vô cảm nếu con người ta sống mà không có tình yêu thương, chỉ biết đến bản thân mình. Tình cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nó tạo tiền đề để xã hội này phát triển vững bền hơn. Tuy nhiên, một điều chúng ta có thể nhìn ra rõ hiện nay chính là căn bệnh vô cảm ngày càng gia tăng.

Vậy thế nào là vô cảm? Vô cảm chính là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

Mỗi người được tự lựa chọn cho mình cách sống, tình cảm và cảm xúc của mình là do mình điều khiển, hãy sống thật chan hòa, yêu thương mọi người để mỗi ngày đều là những ngày vui. Hãy tích cực lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra xã hội này để cuộc sống trọn vẹn hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá