ìm đọc các bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm thơ sáu chữ, bảy chữ viết về gia đình, quê hương,…

573

Trả lời Câu 2 trang 57 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Hướng dẫn tự học giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 57 Tập 1 hay nhất

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Tìm đọc các bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm thơ sáu chữ, bảy chữ viết về gia đình, quê hương,…

Trả lời:

Cách 1:

- Bài cảm nghĩ về bài thơ Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính): Nhắc đến Nguyễn Bính, không thể không nhắc đến Mùa xuân xanh. Chỉ với 8 dòng thơ cùng lời thơ giản dị, trong sáng, bài thơ đã mang lại cho người đọc một bức tranh mùa xuân xanh tươi sáng và tràn đầy tình cảm tươi trẻ. Từ ngay tựa đề của bài thơ, ta cũng thấy được mùa xuân với màu hy vọng và sức sống mãnh liệt. "Mùa xuân xanh" là một bài thơ lãng mạn và rất đẹp, ẩn chứa và mang lại những niềm hy vọng thầm kín. Bài thơ đẹp không chỉ vì mang sắc màu của mùa xuân mà còn đẹp vì tình yêu của đôi lứa. Mùa xuân luôn là một đề tài muôn thuở nhưng trong các bài về đề tài mùa xuân, đây có lẽ là bài thơ hay và để lại trong em nhiều ấn tượng nhất.

- Bài cảm nghĩ về bài thơ Buồn trăng (Xuân Diệu): Nhà thơ Xuân Diệu, cuộc đời ông với 336 bài thơ do ông sáng tác thuộc nhiều chủ đề, đề tài khác nhau, nhiều thể loại thơ ca, từ thơ tình, thơ cách mạng, thơ đất nước, thơ về người Mẹ… Và chủ đề về “Trăng” cũng đang rất thu hút nhiều đọc giả đón nhận, săn tìm từ thơ ông Xuân Diệu. Mỗi chủ đề thơ của ông mang một cái hồn, sắc thái và màu sắc khác nhau, và các tác phẩm về thơ tình về trăng của Xuân Diệu cũng vậy, một chút buồn, sầu bi, thương nhớ torng những bài thơ tình về trăng của ông, tiêu biểu là bài thơ Buồn trăng. Bài thơ viết về một chàng thi sĩ buồn đêm trang. Bài thơ tình thơ thẩn dưới ánh trăng rộng nguy nga gió, mây trăng ngang hàng tự bao giờ, sao vàng thì lẻ loi, trăng thì một chiếc, đêm buồn tê người men với tơ… Nỗi buồn cô đơn thể hiện qua trăng lặng lẽ như bong tuyết, trong suốt không gian tịch mịch đời.

Cách 2:

- Bài thơ “Tràng Giang” – Huy Cận: Cách miêu tả thiên nhiên của Huy Cận như gợi ra trước mắt người đọc một bức tranh với những đám mây cứ tầng tầng, lớp lớp đùn ra trên những ngọn núi cao tít tắp, cùng với đó là hình ảnh cánh chim nhỏ nghiêng trong bóng chiều bay về tổ để đoạn tụ với gia đình. Có lẽ khi chứng kiến những hình ảnh thiên nhiên ở các câu thơ trước, nhà thơ đã cảm nhận được nỗi buồn thấm sâu trong lòng mình nhưng chỉ đến khi nhìn thấy hình ảnh cánh chim, Huy Cận mới bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Ta thấy được tình cảm chân thành, gắn bó của nhà thơ với gia đình, với quê hương, đất nước. Dù có đang ở nơi đâu thì trong lòng của một người con xa quê vẫn luôn khắc khoải nhớ về những bóng hình của những người thân thương...

- Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan: Cảnh đèo Ngang hiện lên trong bài thơ thật hùng vĩ nhưng lại thật hoang sơ, đìu hiu, chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm, rậm rạp. Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt, hiu quạnh, ít ỏi “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà” làm cho cảnh vật vốn hoang sơ lại càng vắng lặng hơn. Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà cùng với âm thanh tiếng chim quốc, chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn, cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm. Nỗi cô đơn của tác gia trong bài thơ mang tính tuyệt đối “ta với ta”, không người chia sẻ, không người tâm sự.

Đánh giá

0

0 đánh giá