Trả lời Câu 6 trang 44 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Nắng mới giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Nắng mới hay nhất
Video soạn bài Ngữ văn 8 Nắng mới - Cánh diều
Câu 6 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?
Trả lời:
Cách 1:
- Không thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất và thứ hai vì chúng mang ý nghĩa và được đặt trong ngữ cảnh khác nhau.
+ Với động từ “hắt” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới hắt bên song”, ý chỉ luồng ánh sáng được chiếu vào song cửa. Đây là chi tiết khơi gợi, đánh thức tâm tư, kỉ niệm ùa về của tác giả khi bắt đầu bài thơ nói về người mẹ.
+ Với động từ “reo” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”, ý chỉ sự nhấn mạnh về hình ảnh nắng gần gũi, thân thiện, tạo nên một không gian sinh động, qua đó ta thấy được tình cảm gắn bó, nỗi nhớ da diết của tác giả.
Cách 2:
- Không thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất và thứ hai vì chúng mang ý nghĩa và được đặt trong ngữ cảnh khác nhau.
+ Với động từ “hắt” ý chỉ luồng ánh sáng được chiếu vào song cửa => khơi gợi, đánh thức tâm tư, kỉ niệm ùa về của tác giả khi bắt đầu bài thơ nói về người mẹ.
+ Với động từ “reo” ý chỉ sự nhấn mạnh về hình ảnh nắng gần gũi, thân thiện => tạo nên một không gian sinh động.
Video bài giảng Văn 8 Nắng mới - Cánh diều
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Yêu cầu (trang 42 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1):
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Bài thơ Nắng mới là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về ai?
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?