Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Fe + S → FeS gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Ssắt. Mời các bạn đón xem:
Phương trình Fe + S → FeS
1. Phương trình phản ứng hóa học:
Fe + S → FeS
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Khi đốt nóng hỗn hợp, lưu huỳnh nóng chảy, hỗn hợp cháy sáng và bắt đầu chuyển thành hợp chất màu đen, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ cao
4. Tính chất hoá học
4.1. Tính chất hoá học của Sắt
- Sắt là kim loại có tính khử trung bình, tùy theo các chất oxi hóa mà sắt có thể bị oxi hóa lên mức +2 hay +3.
Fe → Fe2+ + 2e
Fe → Fe3+ + 3e
Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với lưu huỳnh
b. Tác dụng với oxi
c. Tác dụng với clo
Tác dụng với axit
a.Tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2
b. Với các axit HNO3, H2SO4 đặc
Fe + 4HNO3 l → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Chú ý: Với HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động hóa.
Tác dụng với dung dịch muối
- Fe đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
Fe+ CuSO4 → FeSO4 + Cu
Chú ý:
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Ag+ dư + Fe2+ → Fe3+ + Ag
4.2. Tính chất hoá học của Lưu huỳnh (S)
Tác dụng với kim loại và hidro
Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro.
- Tác dụng với hiđro:
H2 + S → H2S (350oC)
- Tác dụng với kim loại (có to, tạo sản phẩm có số oxh thấp của kim loại).
(Thủy phân sunfua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)
Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.
- Muối sunfua được chia thành 3 loại:
+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.
+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS, ...
+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S, ...
Tác dụng với phi kim và hợp chất
S thể hiện tính khử khi tác dụng với 1 số phi kim và 1 số hợp chất có tính oxi hóa.
- Tác dụng với oxi:
- Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:
5. Cách thực hiện phản ứng
Cho kim loại sắt tác dụng với bột lưu huỳnh rồi đốt nóng hỗn hợp.
6. Bạn có biết
Fe tác dụng với S nung nóng thu được hợp chất FeS màu đen. Hợp chất này không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh.
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Điều kiện để phản ứng giữa Fe và S xảy ra là
A. Nhiệt độ cao
B. Xúc tác
C. Áp suất cao
D. Cả A; B; C
Đáp án A
Ví dụ 2: Cho kim loại X tác dụng với S nung nóng thu được chất Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl thu được khí Z có mùi trứng thối. X là kim loại nào?
A. Cu
B. Fe
C. Pb
D. Ag
Đáp án: B
Fe + S → FeS; FeS + HCl → FeCl2 + H2S
Muối sunfua không tan không tan trong HCl, H2SO4 loãng: CuS, PbS, Ag2S.
Ví dụ 3: Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là muối sắt (II) sunfua
A. Sắt (II)clorua tác dụng với dung dịch hidrosunfua.
B. Sắt tác dụng với dung dịch natrisunfua
C. Sắt tác dụng với đồng sunfua nung nóng.
D. Sắt tác dụng với bột lưu huỳnh nung nóng.
Đáp án D
Fe không phản ứng với Na2S; CuS.
FeCl2 không phản ứng với H2S
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Sắt (Fe) và hợp chất:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2Fe + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + S + 2H2O
8Fe + 13H2SO4 → 4Fe2(SO4)3 + H2S + 12H2O