Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó

7.6 K

Trả lời Câu 1 trang 24 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Thực hành tiếng việt giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 24 hay nhất

Video soạn bài Văn lớp 8 Thực hành tiếng việt trang 24 - Kết nối tri thức

Câu 1 trang 24 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau:

a. Ai đi vô nơi đây

    Xin dừng chân xứ Nghệ.

(Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ)

b. Đến bờ ni anh bảo:

    - “Ruộng mình quên cày xáo

    Nên lúa chín không đều

     Nhớ lấy để mùa sau

     Nhà cố làm cho tốt”.

(Trần Hữu Thung, Thăm lúa)

c. Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy

    Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!

(Tố Hữu, Huế tháng Tám)

d. – Nói như cậu thì… còn chi là Huế!

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chuyện cơm hến)

e. Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.

(Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió)

Trả lời:

Cách 1:

a. vô

b. ni

c. xiềng, gông

d. chí

e. má, tánh

=> Tác dụng: Việc sử dụng từ ngữ địa phương làm nổi bật cuộc sống của mỗi vùng miền, đặc trưng ngôn ngữ của từng vùng miền đó.

Cách 2:

- Các từ ngữ địa phương:

a. vô

b. ni

c. chừ

d. chi

e. má, tánh

= > Tác dụng: Việc sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. Đồng thời, nó giúp truyền tải đúng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe.

Đánh giá

0

0 đánh giá