Soạn bài Ta đi tới | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8

10.1 K

Tài liệu soạn bài Ta đi tới Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ta đi tới hay nhất

Video soạn bài Văn lớp 8 Ta đi tới - Kết nối tri thức

Câu 1 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

Trả lời:

Bối cảnh của bài thơ:

- Không gian: rộng lớn, được tác giả nhắc nhiều qua các địa danh trên khắp mọi miền tổ quốc.

- Thời gian: ban ngày

- Thời điểm: tháng 8 năm 1954 cuộc cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.

=> Bài thơ Ta đi tới ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. Bài thơ chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao.

Câu 2 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

Trả lời:

Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ tình cảm hết mình vì cách mạng và lòng yêu nước trong những năm chiến đấu gian khổ.

Đây chính là cảm xúc chung của cộng đồng bởi thời ấy, cách mạng chính là mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam. Cảm xúc cá nhân của tác giả đã hòa vào cảm xúc chung của cả cộng đồng.

Câu 3 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?

Trả lời:

Hình ảnh trung tâm của đoạn trích là nhân vật trữ tình "ta". Hình ảnh này có thể là Quân dân ta/ Nhân dân/ Dân tộc/ Những người dân nước Việt.

Câu 4 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

Những địa danh được nhắc trong đoạn trích: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, sông Lô, Bình Ca, Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Kon Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, bến Hải, cửa Tùng.

Việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy chứng tỏ niềm vui hân hoan trong ngày chiến thắng Điện Biên đã trải khắp từ Bắc vào Nam. Đồng thời cho thấy tình yêu cách mạng, lòng yêu nước được hiện diện trong mỗi người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước.

Câu 5 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Trả lời:

Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc "Ai...", "Đường..." đã nhấn mạnh những khó khăn, vất vả của người lính khi hành quân. Đồng thời ca ngợi những tấm gương anh hùng không ngại gian khó, vất vả để tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ của cả dân tộc. Đem hòa bình ấm no về cho nhân dân, cho Tổ quốc

Câu 6 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ.

Trả lời:

Ta đi tới là nhan đề được tác giả Tố Hữu đặt mang ý nghĩa vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới mà nhân dân đang đi tới xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

Tóm tắt Ta đi tới

Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở Việt Nam. Bài thơ "Ta Đi Tới" được viết vào tháng 8 năm 1954, ngay sau khi kết thúc trận Điện Biên Phủ - một trận đánh lịch sử với chiến thắng vang dội của quân và dân ta. Bài thơ "Ta Đi Tới" của Tố Hữu không chỉ ca ngợi chiến thắng oanh liệt mà cả quân và dân ta đã cùng làm nên, mà còn gợi lên trong người đọc những suy nghĩ về chặng đường phía trước. Tác phẩm không chỉ chứa đựng niềm cảm xúc thời đại mà còn mang tính biểu tượng cao. Trong bài thơ, Tố Hữu mô tả hình ảnh những người lính vừa giành chiến thắng ở Điện Biên Phủ, đang chuẩn bị lên đường tiếp tục đấu tranh vì giải phóng dân tộc. Những dòng thơ "Ta đi tới với bao nhiêu khát vọng/ Sông núi rừng biển cứ đổi mới non sông" thể hiện lòng kiên trung và khát khao vươn lên của một dân tộc, sẵn sàng đánh đổi tất cả để giành lại tự do và độc lập cho đất nước. Ngoài ra, bài thơ còn chứa đựng những suy nghĩ sâu xa về tinh thần đấu tranh và lòng yêu nước của người Việt Nam. Tố Hữu đã tài tình thể hiện bằng những lời thơ mộc mạc và giản dị, đem lại cho độc giả những cảm xúc sâu sắc và xúc động.

Video bài giảng Văn 8 Ta đi tới - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt trang 24

Ta đi tới

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)

Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử)

Củng cố, mở rộng trang 34

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

5

1 đánh giá

1