Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử

9.8 K

Trả lời Câu 7 trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Video soạn bài Văn lớp 8 Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Kết nối tri thức

Câu 7 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu ví dụ và cho biết tác dụng.

Trả lời:

Cách 1:

Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Ví dụ như một số từ ngữ Hán Việt thời xưa dùng để mô tả sự vật, sự việc thời kỳ phong kiến lịch sử: vua, phạm thượng, thượng lệnh, tôn thất, bệ kiến, quân pháp vô thân.

=> Tác dụng: Khiến cho câu chuyện sinh động và chân thực, làm rõ được bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đưa người đọc nhập tâm vào câu chuyện được kể.

Cách 2:

Ví dụ cho thấy ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử:

- Ngôn ngữ người kể chuyện: hội sư, thuyền ngự, đại vương, đấng thiên tử…

- Ngôn ngữ nhân vật: Quân pháp vô thân, vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo…

= > Tác dụng:

- Làm khung cảnh cuộc hội họp trở nên uy nghiêm, nổi bật và trang trọng.

- Làm nổi bật tính cách của các nhân vật đặc biệt là nhân vật Trần Quốc Toản: quyết đoán, gan dạ và khí phách…

Đánh giá

0

0 đánh giá