Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Zn + I2 → ZnI2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Kẽm. Mời các bạn đón xem:
Phương trình Zn + I2 → ZnI2
1. Phương trình phản ứng hóa học:
Zn + I2 → ZnI2
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Zn tác dụng với iot tạo thành muối màu trắng
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ thường
4. Tính chất hoá học
a. Tính chất hoá học của Kẽm
- Kẽm là kim loại hoạt động có tính khử mạnh Zn → Zn2+ + 2e
Tác dụng với phi kim
- Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.
2Zn + O2 → 2ZnO
Zn + Cl2 → ZnCl2
Tác dụng với axit
- Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:
Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Tác dụng với H2O
- Phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng oxit bảo vệ.
Tác dụng với bazơ
- Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....
Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2
b. Tính chất hoá học của I2
Tác dụng với kim loại
- Iot oxi hóa được nhiều kim loại nhưng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có xúc tác.
Tác dụng với hidro
H2 + I2 → 2HI phản ứng xảy ra thuận nghịch.
- Hidro Iotua dễ tan trong nước tạo thành dd axit Iothidric, đó là 1 axit rất mạnh, mạnh hơn cả axit clohidric, bromhidric.
- Iot hầu như không tác dụng với H2O.
Iot có tính oxi hóa kém clo và brom:
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
Tính khử của axit HI
- HI có tính khử mạnh có thể khử được axit H2SO4 đặc.
8HI + H2SO4 → 4I2 + H2S + 4H2O
2HI + 2FeCl3 → FeCl2 + I2 + 2HCl
Tính chất đặc trưng của Iot
- Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho kẽm tác dụng với iot thu được muối kẽmiotua.
6. Bạn có biết
Zn là kim loại có tính khử trung bình tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa mạnh như O2; Cl2 …
7. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Cho các cặp chất sau:
(a) Fe + HCl ; (b) Zn + I2 ; (c) Ag + HCl ; (d) Cu + FeSO4 ; (e) Cu + AgNO3 ; (f) Pb + ZnSO4 .
Những cặp chất xảy ra phản ứng là:
A. a, c, d
B. c, d, e, f
C. a, b, e
D. a, b, c, d, e, f
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng: Fe + HCl → FeCl2 + H2
Zn + I2 → ZnI2; Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Ví dụ 2: Cho 6,5 g Zn tác dụng vừa đủ với iot thu được m g chất rắn màu trắng. Giá trị của m là:
A. 1,92 g
B. 9,6 g
B. 19,2 g
D.0,96 g
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng: Zn + I2 → ZnI2
NZnI = nZn = 0,1 mol ⇒ mI2 = 0,1 . 192 = 19,2 g
Ví dụ 3: Cho 6,5 g Zn tác dụng vừa hết với m g iot phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 1,27g
B. 12,7 g
C. 2,54 g
D. 25,4 g
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng: Zn + I2 → ZnI2
nI2 = nZn = 0,1 mol ⇒ mI2 = 0,1 . 254 = 25,4 g
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Kẽm (Zn) và hợp chất:
Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O
3Zn + 4H2SO4 → 3ZnSO4 + S + 4H2O
4Zn + 5H2SO4 → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O
3Zn + 2H3PO4 → Zn3(PO4)2 + 3H2