Với giải Hoạt động trang 12 KHTN lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 2: Phản ứng hóa học
Hoạt động trang 12 KHTN 8: Thí nghiệm về biến đổi hoá học
Chuẩn bị: bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng; ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, thìa thuỷ tinh.
Tiến hành:
- Trộn đều hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh. Lần lượt cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 3 thìa hỗn hợp.
- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1). Quan sát hiện tượng.
- Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm (2) khoảng 30 giây rồi ngừng đun. Để nguội và đưa nam châm lại gần ống nghiệm (2). Quan sát hiện tượng.
Trả lời câu hỏi:
1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không?
2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không?
3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.
4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.
Trả lời:
1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1) thấy nam châm hút, suy ra hỗn hợp thu được có bị nam châm hút.
2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội không bị nam châm hút.
3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh không có chất mới tạo thành, do đây chỉ là sự trộn vật lí, không có sự thay đổi về chất và lượng, sắt trong hỗn hợp vẫn bị nam châm hút.
4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành. Do đã có phản ứng hoá học xảy ra, sinh ra chất mới không bị nam châm hút.
Lý thuyết Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học
- Thí nghiệm về sự chuyển thể của nước
Hình 2.1 hướng dẫn cách thực hiện thí nghiệm về sự chuyển thể của nước bằng cách sử dụng nước đá viên, cốc thuỷ tinh 250mL, nhiệt kế, đèn cồn, kiếng sắt.
- Các quá trình như hoà tan, đông đặc, nóng chảy... chỉ là các quá trình chuyển đổi giữa các trạng thái của chất mà không tạo ra chất mới, đó là biến đổi vật lí.
Thí nghiệm về biến đổi hoá học:
- Chuẩn bị: bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng; ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, thỏa thuỷ tinh.
- Tiến hành:
+ Trộn đều hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh. Lần lượt cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 3 thìa hỗn hợp.
+ Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1), quan sát hiện tượng.
+ Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm (2) khoảng 30 giây rồi ngưng đun. Để nguội và đưa nam châm lại gần ống.
=> Các quá trình như đốt cháy nhiên liệu, phân huỷ chất (ví dụ: nung đá vôi,...), tổng hợp chất (ví dụ: quá trình quang hợp...) có sự tạo thành chất mới, đó là biến đổi hóa học. Trong cơ thể người và động vật, sự trao đổi chất là một loạt các quá trình sinh hoá, bao gồm cả biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.
Video bài giảng KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học - Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động trang 11 KHTN 8: Thí nghiệm về biến đổi vật lí...
Hoạt động trang 12 KHTN 8: Thí nghiệm về biến đổi hoá học...
Câu hỏi trang 13 KHTN 8: Quan sát Hình 2.3 và trả lời câu hỏi:...
Hoạt động trang 14 KHTN 8: Dấu hiệu nhận biết có chất mới tạo thành...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: